Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 23/12/2020: Giá thế giới tiếp tục xu hướng suy yếu do lo ngại mức tiêu thụ sụt giảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/12 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới tiếp tục xu hướng suy yếu do lo ngại mức tiêu thụ sụt giảm.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở  mức 32.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng không đổi, tại Cư M'gar dao động ở mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  ở  ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai đi ngang, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng giá, dao động ở ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  ổn định, dao động  ở  mức 32.600 đồng/kg.      

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM không đổi, dao động ở  ngưỡng  34.500 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.459 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 60 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

32,400

0

— Lâm Hà (Robusta)

32,400

0

— Di Linh (Robusta)

32,300

0

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

33.000

0

— Buôn Hồ (Robusta)

32,800

0

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,700

0

_ Ia Grai (Robusta)

32,700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,700

0

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,5 00

0

Giá cà phê hôm nay 23/12/2020
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 11 giảm 23,1% về lượng và giảm 18,7% về trị giá so với tháng 10, so với tháng 11/2019 giảm 37,5% về lượng và giảm 30% về trị giá, đạt 70 nghìn tấn, trị giá 137 triệu USD.

Tính chung 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 2,46 tỉ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11 ước đạt mức 1.963 USD/tấn, tăng 5,7% so với tháng 10 và tăng 12,2% so với tháng 11/2019.

Trong 11 tháng năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.745 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 10 đạt 76,8 nghìn tấn, trị giá 119,2 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với tháng 10/2019.

Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê robusta đạt 1,14 triệu tấn, trị giá 1,71 tỉ USD, giảm 1,1% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang một số thị trường chính giảm, như: Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Anh, Ấn Độ, Pháp; ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường khác tăng, gồm: Đức, Italy Nhật Bản, Philippines.

Tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 28/11, giá cà phê trong nước tăng từ 1,2 – 1,9% so với ngày 30/10.

Mức tăng cao nhất 1,9% tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum, lên mức 33.000 đồng/kg. Tại cảng khu vực TP HCM, cà phê robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (1,2%) so với ngày 30/10, lên mức 34.700 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới sụt giảm

Giá cà phê kỳ hạn thế giới tiếp tục xu hướng suy yếu do lo ngại mức tiêu thụ sụt giảm vì dịch bệnh gia tăng trở lại…

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

01/21

1358

-3

-0.22

3369

1371

1352

1356

1361

10011

03/21

1379

-4

-0.29

7400

1391

1373

1383

1383

45123

05/21

1388

-3

-0.22

2133

1397

1381

1390

1391

19274

07/21

1402

-2

-0.14

166

1409

1395

1404

1404

16680

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

124.2

-0.10

-0.08

15059

126.6

122.9

123.9

124.3

111674

03/20

126.15

-0.05

-0.04

5721

128.5

124.85

125.45

126.2

45767

05/21

127.7

0

0

3900

129.95

126.35

127.2

127.7

35063

07/21

129.15

+0.15

+0.12

2582

131.3

127.65

128.6

129

26935

Giá cà phê thế giới lúc 9h00 ngày 23/12, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London trở lại suy yếu. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm thêm 3 USD, xuống 1.358 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 giảm 4 USD, còn 1.379 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm thêm 0,1 cent/lb, xuống 124,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 0,05 cent, còn 126,15 cent/lb, các mức giảm cực nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Đồng Reais giảm thêm 0,78 %, xuống đứng ở mức 1 USD = 5,1630 Reais do sự thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh bất ổn từ việc xuất hiện biến thể coronavirus mới đã khiến USD tăng thêm giá trị trong rổ tiền tệ.

Giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn tiếp tục điều chỉnh giảm theo xu hướng yếu do lo ngại mức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ hơn nữa.

Giao thương sụt giảm đã khiến các hãng tàu biển công bố tăng thêm cước phí vận tải. Nhiều thương nhân quốc tế lo ngại vì cho rằng sẽ khiến người tiêu dùng thêm khó khăn hơn do nhu nhập vốn đã bị sụt giảm trong mùa dịch bệnh.

Cà phê robusta được trồng ở độ cao thấp hơn và có khả năng chống sâu bệnh tốt hơn cà phê arabica. Giống cà phê này được sử dụng phổ biến trong cà phê hòa tan và chiếm khoảng 40% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Bên cạnh đó, robusta cũng thường có giá thấp hơn so với cà phê arabica do mùi thơm đặc trưng và chi phí sản xuất rẻ hơn. Vì vậy, ngày càng nhiều nông dân tìm cách chuyển đổi sang giống cà phê này để tăng thêm thu nhập.

Việc đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu càng củng cố mối quan tâm của thị trường đối với cà phê robusta, do nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng cà phê hòa tan khi ở nhà, theo Nikkei Asia.

Bình luận