Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,000đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,000đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở 40,900đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,500 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,500 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,400 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,100 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,000 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,000 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41,000 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,000 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,900 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,000 |
+100 |
FOB (HCM) |
2.121 |
Trừ lùi: +55 |
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,31 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA), vùng cà phê trọng điểm của nước ta đã có rất mưa thuận lợi. Tuy nhiên, giá cả vật tư phân bón hiện đã ở mức quá cao sẽ khiến nhà nông cắt giảm đầu tư cho cây cà phê. Do đó nguy cơ sản lượng vụ mùa sắp tới sụt giảm là không tránh khỏi. Điều này gây áp lực nên nguồn cung trong dài hạn. Ở hiện tại sức ép bán hàng cà phê vụ mới đang thu hoạch vẫn đè nặng lên các thị trường. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 25/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 điều chỉnh nhẹ, tăng 2 USD (0,1%), giao dịch tại 2.043 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2 USD (0,1%) giao dịch tại 2.045 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm 2,1 Cent (0,97%), giao dịch tại 213,68 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2 Cent/lb (0,93%), giao dịch tại 213,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.
Tỷ giá USD tiếp tục giảm đã hỗ trợ giá Robusta hồi phục nhẹ, tuy nhiên Arabica vẫn bị lao dốc theo các sàn nông sản tại Mỹ. Hiện khối lượng giao dịch trên sàn ở mức thấp. USDX sụt giảm nhưng dòng vốn đầu cơ chảy mạnh vào các thị trường chứng khoán toàn cầu, do lo ngại rủi ro làm giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới.
Về trung hạn, Robusta còn chịu áp lực bán hàng vụ mới từ các nước sản xuất, với Brazil hiện đang thu hoạch cà phê Conilon Robusta vụ mới và Colombia cũng đã bắt tay vào thu hoạch cà phê vụ Mittca năm nay.
Ở chiều ngược lại, việc Trung Quốc dần nới lỏng việc phong tỏa Thượng Hải tác động tích cực lên hầu hết thị trường hàng hóa nguyên liệu nói chung. Tuy nhiên, giao dịch vẫn đang ở mức thận trọng do giới đầu cơ còn e ngại rủi ro tăng trưởng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hàng hóa.
Hiện tại, Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022-2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”. Điều này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến giá cà phê trong thời gian tới.
Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất chuẩn thêm 0,5 điểm % nhằm kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm. Theo đó, lãi suất quỹ liên bang của Fed sẽ dao động trong khoảng 0,75 - 1%.
Nhiều chuyên gia dự báo, Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Điều ảnh sẽ là lực cản lớn đối với giá cà phê trong thời gian tới. Việc Fed tăng lãi suất tăng khiến nhà kinh doanh cà phê nói riêng phải trả lãi ngân hàng cao hơn và chi phí đầu tư (mua hàng) nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc kiên định với chính sách Zero COVID tiếp tục khiến tiêu thụ cà phê tại thị trường tỷ dân này giảm sút. Do đó, trong ngắn hạn, giá cà phê được dự đoán sẽ tiếp tục xu hướng giảm, song về dài hạn có thể quay lại đà tăng do nguồn cung hiện vẫn đang thấp hơn so với nhu cầu tiêu thụ.