Chờ...

Giá cà phê hôm nay 30/4/2022: Tăng vọt ngay kỳ nghỉ lễ

(VOH) - Giá cà phê ngày 30/4 tiếp tục tăng 800 đồng/kg tác động từ giá thế giới do giới đầu cơ quay lại mua vào và lo ngại nguồn cung thiếu hụt.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 800 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 800 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg, dao động 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động 41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 800 đồng/kg, dao động 45.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

+800

Lâm Hà (Robusta)

41,200

+800

 Di Linh (Robusta)

41,100

+800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

+800

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

+800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

+800

Ia Grai (Robusta)

41,700

+800

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.700

+800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

+800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

+800

FOB (HCM)

2.162

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 30/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây.

Trong khi đó, về tiêu thụ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 ngàn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.

Xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường chính tăng như: Đức, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Nga, Tây Ban Nha, Philippines. Ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Italy, Mỹ giảm.

Giá cà phê thế giới bật tăng mạnh

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 30/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 18 USD/tấn ở mức 2.107 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 15 USD/tấn ở mức 2.109 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 4,5 cent/lb, ở mức 222,1 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 4,5 cent/lb, ở mức 221,9 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 30/4/2022: Tăng vọt ngay kỳ nghỉ lễ 2
Giá cà phê hôm nay 30/4/2022: Tăng vọt ngay kỳ nghỉ lễ 3

Sau nhiều phiên điều chỉnh giảm liên tiếp xuống đứng ở mức thấp 6 tuần, giá cà phê Robusta sàn London tăng mạnh khi đầu cơ quay lại mua vào do lo ngại nguồn cung vẫn còn thiếu hụt.

Mặc dù thông tin từ nhiều nguồn cho thấy Brazil và Indonesia bắt đầu ra hàng vụ mới năm nay. Vụ mùa cả 2 quốc gia này hứa hẹn không thấp, nhưng chừng đấy chưa đủ khiến cho giới đầu cơ yên tâm.

Với Arabica, báo cáo thời tiết Brazil khô hạn tại Minas Gerais, là bang ước tính có sản lượng hơn 26 triệu bao cà phê Arabica đã tiếp đà tăng mạnh của mặt hàng nông sản này trong 2 phiên vừa qua. Theo cơ quan khí tượng Brazil, đợt khô hạn này kéo dài, ảnh lưởng đến cây cà phê trong giai đoạn cần nhiều nước để làm nhân và nâng cao chất lượng.

Bên cạnh đó, thông tin tồn kho giảm trên sàn London giúp giá Robusta tăng mạnh và kéo giá Arabica lên theo những phiên vừa qua. Tuy vậy khối lượng thương mại trên cả hai sàn vẫn chưa cao, do đầu cơ còn thận trọng, trước sức ép của các chính sách tiền tệ sắp tới và nhất là cuộc chiến ở Đông Âu vẫn còn tiếp diễn.

Cùng với lạm phát tăng cao đã kéo lùi tăng trưởng kinh tế thế giới, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.

Bỉ là nhà nhập khẩu cà phê nhân lớn thứ ba của châu Âu. Hơn 96% lượng cà phê nhập khẩu của Bỉ có nguồn gốc trực tiếp từ các nước sản xuất cà phê, nguồn cung trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Là nước tái xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất ở châu Âu, Bỉ chủ yếu tái xuất khẩu sang các nước láng giềng, trong đó Hà Lan chiếm 55% lượng cà phê nhân tái xuất của Bỉ vào năm 2020.

Các nhà nhập khẩu cà phê quy mô lớn và chuyên biệt của Hà Lan thường sử dụng các cảng của Bỉ cho hoạt động của họ. Các thị trường tái xuất khẩu khác của Bỉ là Pháp (25%) và Đức (4,1%).

Đồng thời, Bỉ còn là một trung tâm thương mại cà phê quan trọng ở châu Âu. Một phần lớn cà phê được giao dịch trên thế giới đến cảng Antwerp, nơi được sử dụng cho mục đích trung chuyển. Đây là nơi lưu trữ cà phê lớn nhất trên thế giới, cho phép lưu trữ hơn 250 nghìn tấn cà phê.

Cảng Antwerp chiếm khoảng 50% hoạt động kinh doanh hậu cần cà phê của châu Âu. Trong khi đó, cảng Zeebrugge là một điểm nhập cảnh quan trọng khác của cà phê ở Bỉ.

Cảng này cung cấp một cơ sở lưu trữ hiện đại được kiểm soát nhiệt độ và một cơ sở phân phối cà phê nhân cho phần còn lại của Châu Âu bằng đường sắt, đường bộ và đường biển.

Đầu năm 2021, hai cảng này đã sáp nhập, điều này sẽ củng cố hơn nữa vị thế của Bỉ như một trung tâm thương mại cà phê quan trọng ở châu Âu. Sau khi hoàn thành, các cảng sẽ hoạt động dưới tên “Cảng Antwerp-Bruges”.

Do đó, Bỉ sẽ vẫn là một trong những điểm đến quan trọng nhất đối với các nhà xuất khẩu cà phê muốn vào các thị trường mục tiêu khác ở châu Âu, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).