Chờ...

Giá cà phê ngày 16/7: Cà phê Robusta bất ngờ tăng mạnh

(VOH) – Giá cà phê ngày 16/7 đồng loạt đi ngang tại thị trường trong nước. Thị trường cà phê biến động song nhìn chung có xu hướng đi xuống.

Giá cà phê trong nước sáng nay đi ngang, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.000 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng chững giá, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk không biến động, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai ổn định, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại KonTum dao động ở mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TPHCM biến động nhẹ, dao động ở ngưỡng 45,400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,000

0

Lâm Hà (Robusta)

41,000

0

 Di Linh (Robusta)

40,900

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,5 00

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

0

Ia Grai (Robusta)

41,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,400

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,400

0

FOB (HCM)

1978

Trừ lùi: +55

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính chung sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,02 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 137.400 tấn, trị giá 315,34 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với tháng 5/2022, so với tháng 6/2021 tăng 7,3% về lượng và tăng 26,9% về trị giá.

Vấn đề sắp tới của cà phê Việt Nam xuất khẩu phụ thuộc vào giá trị đồng Euro trong cặp tỷ giá EUR/USD. Vì Việt Nam bán cà phê qua thị trường EU nhiều. Giá trị đồng Euro với đồng USD nay đã gần ngang bằng.

Do vậy, chuyện mua sắm, đi uống cà phê... của người châu Âu sắp tới sẽ càng hạn chế. Cho nên, sức mua cà phê vì thế cũng giảm sút. Sức mua khó tức là hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp khó. 

Giá cà phê ngày 16/7: Cà phê Robusta bất ngờ tăng mạnh
Ảnh minh họa - Internet 

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng 

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 16/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bất ngờ tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 11 USD, lên mức 1.934 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 4,50 cent, lên 199,80 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 16/7: Cà phê Robusta bất ngờ tăng mạnh 2
Giá cà phê ngày 16/7: Cà phê Robusta bất ngờ tăng mạnh 3

Thổ Nhĩ Kỳ được coi là thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng với lượng tiêu thụ đang dần tăng lên. Theo Hiệp hội Nghiên cứu và Văn hóa Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (TKKAD), mức tiêu thụ cà phê trung bình ở Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia được mệnh danh là “quốc gia về trà”, đã lên tới 1 kg/người/năm.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 33,34 nghìn tấn, trị giá 134 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 87,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Các chỉ số kinh tế Mỹ có phần lạc quan đan xen với mức lạm phát cao nhất trong 40 năm đã khiến thị trường suy đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed – Mỹ) sẽ mạnh tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất cơ bản USD cao hơn mức dự kiến 0,75% trước đó.  

Thị trường toàn cầu dấy lên mối lo kinh tế suy thoái, lạm phát vượt mức đã khiến nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn tìm nơi trú ẩn đã khiến USDX vừa có một tuần gia tăng kịch khung và lần đầu tiên ngang bằng với tỷ giá đồng Euro.

Dường như đã có sự hoảng loạn của thị trường nói chung do lo ngại lạm phát và suy thoái toàn cầu ngày càng tăng, với sự bùng phát trở lại của covid-19 ở Trung Quốc và chiến cuộc Đông Âu ngày càng khốc liệt hơn.

Đồng USD sụt giảm đã hỗ trợ hầu hết các hàng hóa lấy lại phần nào thua lỗ của phiên trước đó sau khi quan chức của Fed trấn an các nhà đầu tư đã suy đoán quá mức mà chưa nghĩ đến tính chất “hai mặt” của việc nâng lãi suất cơ bản.