Chờ...

Giá cà phê ngày 22/6: Giá thế giới tăng kéo giá trong nước

(VOH) - Giá cà phê ngày 22/6  tăng nhẹ 100-200 đồng/kg  trên diện rộng. Arabica bật tăng mạnh, Robusta được hỗ trợ từ nguồn cung gián đoạn.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 33.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 33.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 34.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 34.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 34.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 34.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 34.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở  mức 34.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  36.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

33,800

+100

Lâm Hà (Robusta)

33,800

+100

 Di Linh (Robusta)

33,700

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

34.900

+100

Buôn Hồ (Robusta)

34.700

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

34,600

+100

Ia Grai (Robusta)

34,600

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

34,600

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

34.600

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

36,000

+100

Giá cà phê hôm nay 22/6/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 5/2021 đạt 130.285 tấn, tương đương 2.171.400 bao, giảm 1,38% so với tháng trước, đưa xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 715.263 tấn, khoảng 11,92 triệu bao, giảm 12,01% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân sụt giảm được cho là do giá cước tàu biển tăng quá cao khiến việc giao hàng bị chậm lại, trong khi lượng hàng tồn kho của nhà nông hầu như không đáng kể.

Giá cà phê nội địa vẫn tăng theo giá phái sinh, một phần là do cà phê bán tay trao tay, đã nâng dần giá nội địa lên nhờ tác động tích cực của thị trường phái sinh.

Giá cà phê tiêu chuẩn xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ dự kiến dao động trong vùng 35,6 triệu/tấn ở mức cao và 34,6 triệu/tấn ở phía thấp.

Giá cà phê trong nước theo trung hạn có thể còn tăng lên đến 36 triệu đồng/tấn. Nhưng muốn tăng cao hơn, cà phê trữ tại các kho ngoại quan của người mua cần giảm mạnh, ít ra vài trăm nghìn tấn.

Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê arabica sang một số thị trường giảm như Mỹ, Nhật Bản và Bỉ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê arabica sang các thị trường Đức, Italia, Canada, Malaysia, Hàn Quốc, Nga và Pháp tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng

Mở cửa phiên giao dịch lúc 9g30, sáng 22/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 1 USD, lên 1.585 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1 USD, lên 1.517 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.  

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 2,45 cent, lên 152,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 2,10 cent, lên 154,05 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 22/6: Giá thế giới tăng kéo giá trong nước điều chỉnh 2
Giá cà phê ngày 22/6: Giá thế giới tăng kéo giá trong nước điều chỉnh 3

Bà Puspitaningasih Sutrisno, một nông dân trồng và chế biến cà phê từ Tây Java (Indonesia), chia sẻ, đại dịch là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê liên tục đi xuống ở khu vực của bà.

Đối với các nhà chế biến cà phê quy mô vừa và nhỏ, việc nhu cầu tiêu thụ hạt cà phê xanh và hạt chưa rang trong nước giảm mạnh đã khiến giá các mặt hàng này giảm theo.

Các doanh nghiệp chế biến cà phê xanh không thể bán cho người tiêu dùng cuối cùng nội địa ở dạng đã qua chế biến mà phải bán ở dạng chưa chế biến cho các nhà xuất khẩu, những người chỉ chào giá thấp.

Do đó, nhiều nông dân đã phải dự trữ cà phê xanh để có thể bán và chế biến sau đó. Cho đến nay, việc sản xuất quả và cà phê hạt tươi ở Indonesia được nhận định là không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch.

Trước bối cảnh này, tình trạng cạnh tranh một cách khốc liệt về giá giữa các nhà chế biến ở quốc gia này là điều không thể không xảy ra, The Jakarta Post đưa tin.