Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 1/7/2021, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh 5,6 JPY, tương đương 2,48% xuống mức 219,9 JPY/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 120 CNY, tương đương 0,93%, xuống mức 12.835 CNY/tấn.
Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 2,5 tháng, giảm phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại số ca nhiễm Covid-19 đang tăng trên toàn cầu và nguồn cung tăng sau mùa đông khô hạn.
Các nhà đầu tư lo lắng rằng giá sẽ giảm hơn nữa do thiếu người mua đặc biệt từ Trung Quốc, tại một thời điểm khi nguồn cung đang tăng sau mùa đông. Tuy nhiên, sản lượng cao su có thể tăng sau mùa đông khô hạn, khi cây rụng lá. Mùa đông ở Đông Nam Á kéo dài từ tháng 2 tới tháng 5.
Trong 10 ngày giữa tháng 6/2021, giá cao su tự nhiên trên các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm so với 10 ngày trước đó. Nguyên nhân khiến giá cao su giảm là do đại dịch COVID-19 tại khu vực châu Á diễn biến phức tạp khi chiến dịch tiêm vắc xin mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.
Giá cao su kỳ hạn giao dịch tại Nhật Bản cuối tuần trước tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden chấp nhận thỏa thuận về đầu tư cho cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng tại Thượng viện, làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Giá dầu tăng cũng tác động tích cực lên thị trường cao su.
Theo Reuters, các ca nhiễm COVID-19 mới đã đẩy Indonesia đến bờ vực của một "thảm họa" khi biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn đang chiếm ưu thế trong việc lây truyền và làm các bệnh viện quá tải.
Bộ trưởng Y tế Indonesia đang thúc đẩy các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ hơn khi các ca nhiễm hàng ngày tăng lên mức kỷ lục 20.000 người.
Ngoài ra, việc giá hàng hóa tăng mạnh dẫn tới lạm phát tại nhiều nước ở mức cao, gây ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch, cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá cao su đi xuống.
Xuất khẩu cao su sang Đài Loan tăng hơn 132% về giá trị
Thị trường Đài Loan có xu hướng tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường chính như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Indonesia và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 5 cho thị trường Đài Loan với 11.950 tấn, trị giá 23,59 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng hơn 132% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của thị trường Đài Loan chiếm 10,2%, tăng so với mức 6,3% của 5 tháng đầu năm 2020.
Thị trường Đài Loan có xu hướng tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam trong khi giảm nhập khẩu từ một số thị trường chính như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho thị trường Đài Loan.
Hiện mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu sang thị trường Đài Loan theo cam kết WTO có thuế suất 0% và về cơ bản không gặp rào cản do nhóm sản phẩm này không cạnh tranh với sản phẩm nội địa.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường Đài Loan nhập khẩu 71.310 tấn cao su tổng hợp trị giá 163,66 triệu USD, tăng hơn 10% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho thị trường Đài Loan trong 5 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc trong tổng nhập khẩu của thị trường Đài Loan giảm; trong khi thị phần của Mỹ, Trung Quốc tăng. Lượng cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm 0,04% trong tổng nhập khẩu của thị trường Đài Loan.