Chờ...

Giá cao su hôm nay 14/7/2021: Giảm sâu, nhiều nhà giao dịch "án binh bất động"

(VOH) – Giá cao su ngày 14/7 giảm mạnh trên sàn châu Á do dịch COVID-19 tái bùng phát trên toàn cầu gây lo ngại về sự hồi phục kinh tế.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 14/7/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh xuống 4,6 JPY, tương đương 2,15% xuống mức 209,5 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 14/7/2021: Giảm sâu, nhiều nhà giao dịch

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 30 CNY, tương đương 0,22%, xuống mức 13.325 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 14/7/2021: Giảm sâu, nhiều nhà giao dịch

Khối lượng giao dịch hợp đồng cao su tham chiếu hàng ngày trên sàn Osaka cũng đã giảm mạnh xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 33 năm.

Theo ước tính, trong tháng 6/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 130 nghìn tấn, trị giá 221 triệu USD, tăng 57,1% về lượng và tăng 54,2% về trị giá so với tháng 5/2021; so với tháng 6/2020 giảm 4,7% về lượng, nhưng tăng 36,1% về trị giá.

Lo ngại nhu cầu các sản phẩm cao su sẽ yếu đi do COVID-19 tái bùng phát, nhiều nhà giao dịch "án binh bất động".

Xu hướng giảm giá chủ yếu là do đại dịch COVID-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán trong ngắn hạn, triển vọng thị trường cao su thiên nhiên ít có cơ hội phục hồi vì nhiều lý do như: Sự gián đoạn về hậu cần, cước phí vận chuyển đường biển tăng, việc vận chuyển bị chậm trễ, thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, tiêu thụ ô tô chậm lại, đồng USD tăng giá, sự gia tăng nguồn cung cao su thiên nhiên….Tất cả các yếu tố này đang cùng lúc gây áp lực lên thị trường cao su.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tăng cường xây dựng phương án và thực hiện chứng chỉ về quản lý rừng cao su bền vững

Được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và PEFC, từ năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tạo điều kiện cho các thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018 của Bộ NNPTNT và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng VFCS/PEFC cho rừng trồng cây cao su và nhà máy chế biến mủ cao su.

Đến tháng 7/2021, 11 thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 1001:2010 trên 51.317 ha cao su và được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế PEFC ST 2002:2013 cho 20 nhà máy.

Hai tổ chức chứng nhận đã đánh giá và cấp chứng chỉ cho các công ty này là GFA Certification GmbH (Đức) và SGS Société Générale de Surveillance SA (Thụy Sĩ). Một số công ty khác đang chờ đánh giá để được cấp chứng chỉ.

VRG dự kiến đến cuối năm 2021 có trên 268.000 ha cao su tại Việt Nam hoàn thành Phương án quản lý rừng bền vững theo VFCS, trong đó, khoảng 100.000 ha có chứng chỉ VFCS/PEFC-FM và khoảng 38 nhà máy chế biến có chứng chỉ PEFC-CoC (gồm 36 nhà máy chế biến mủ cao su và 2 nhà máy chế biến gỗ cao su).

Bên cạnh đó, VRG đang tích cực làm việc với Tổ chức FSC để thống nhất lộ trình tái kết nối và triển khai thực hiện theo lộ trình tái kết nối với mục đích phấn đấu đến cuối năm 2022 có thể hợp tác đầy đủ, toàn diện với FSC trong việc thực hiện hệ thống quản lý rừng bền vững theo hệ thống FSC song song với bên cạnh việc duy trì và thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo PEFC.

Giá cao su hôm nay 14/7/2021: Giảm sâu, nhiều nhà giao dịch
Ảnh minh họa - Internet 

Xuất khẩu tăng vọt nhưng Việt Nam lại nhập siêu 100 triệu USD cao su trong nửa đầu năm

6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cao su tăng 48,2% về lượng và gần 88,5% về giá trị nhưng ở chiều nhập khẩu tăng 80,6% về lượng và tăng 145,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, cao su vẫn là một trong những mặt hàng đi ngược xu hướng khi tăng mạnh cả lượng và giá trị xuất khẩu trong những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, lượng và giá trị cao su nhập khẩu cũng tăng rất mạnh. Cụ thể, tháng 6/2021 nhập khẩu cao su đạt hơn 130.700 tấn, trị giá 206 triệu USD, tăng 81% về lượng và tăng 145,7% về kim ngạch so với cùng tháng năm 2020. 

Giá cao su nhập khẩu tháng 6/2021 đạt trung bình 1.681 USD/tấn, tăng gần 4% so với tháng 5/2021 và tăng 45% so với tháng 5/2020.

Như vậy, Việt Nam nhập siêu nhóm hàng này với trị giá khoảng 100 triệu USD; trong khi 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu 106,5 triệu USD.

Bên cạnh thị trường Campuchia, Việt Nam còn nhập khẩu từ Hàn Quốc với hơn 75.000 tấn, tương đương gần 158,5 triệu USD, tăng 12% về kim ngạch và tăng 64,6% về giá so với cùng kỳ.

Ở các thị trường còn lại, nhập khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm nay cũng đều tăng về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.