Chờ...

Giá cao su hôm nay 26/6: Ổn định, khi nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ

(VOH) – Giá cao su ngày 26/6 tiếp đà tăng do kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19, cùng thông tin giá dầu ở mức cao nhất 3 năm hỗ trợ thêm đà tăng giá.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 26/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 3,3 JPY, tương đương 1,37% lên mức 240,8 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 26/6/2021: Ổn định, khi nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 30 CNY, tương đương 0,23%, xuống mức 13.220 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 26/6/2021: Ổn định, khi nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ 2

Chi phí dịch vụ doanh nghiệp của Nhật Bản tháng 5/2021 đã tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong tám tháng, bổ sung thêm những dấu hiệu tăng trưởng của cả thế giới.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore tăng 1% lên mức 166,3 US cent/kg.

Giá dầu phiên vừa qua duy trì quanh mức cao nhất trong vòng gần 3 năm do lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm và hoạt động kinh tế của Đức tăng tốc, báo hiệu sự hồi phục mạnh mẽ sau khủng hoảng Covid-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 24/6 đã thông báo chính phủ của ông và một nhóm nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã đạt được một thỏa thuận quan trọng về cơ sở hạ tầng, có khả năng là nguồn tài trợ nhiều nhất cho xây dựng đường sá, cầu và cảng trong nhiều thập niên, trong một nỗ lực mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), tăng trưởng của ngành ô tô nước này đang có dấu hiệu chậm lại khi sản lượng ô tô trong tháng 5 giảm 9% so với tháng trước và giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi doanh số bán ra cũng giảm 6% so với tháng 4 và giảm 3% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng của ngành ôtô chậm lại và công suất hoạt động của các nhà máy sản xuất săm lốp giảm có thể khiến nhu cầu cao su lại Trung Quốc suy giảm, ảnh hưởng đến giá trong nửa cuối năm 2021.

Lý do chính của sự sụt giảm này là tình trạng thiếu chip bán dẫn được sử dụng cho thiết bị điện tử trên bo mạch. Sự thiếu hụt chip dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất trong tháng 6 và tình hình có thể giảm bớt từ cuối quý III và IV/2021.

Giá cao su hôm nay 26/6/2021: Ổn định, khi nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ 3

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su của Thái Lan thay đổi trong 4 tháng đầu năm

Xuất khẩu cao su tổng hợp của Thái Lan giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam và Indonesia tăng.

Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm hơn 51% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2021, đạt 880.100 tấn, trị giá 41 tỷ Baht (tương đương với 1,31 tỷ USD), giảm 11,8% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2021, Thái Lan xuất khẩu được 1,15 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001). 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2021 có sự thay đổi khi tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường: Malaysia, Nhật Bản và Thổ Nhỹ Kỳ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ lại giảm.

Giá cao su hôm nay 26/6/2021: Ổn định, khi nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ 4
Ảnh minh họa - Internet 

Doanh nghiệp săm lốp xoay xở trước khó khăn

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết lốp ôtô từ Việt Nam có trợ cấp, bán phá giá và đưa ra mức thuế chống trợ cấp đối với lốp ôtô từ 6,23 – 7,89%. Cùng với thuế chống trợ cấp, lốp xe từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ còn bị áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 22,3%. 

Lãnh đạo CSM cho biết, Mỹ áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm săm lốp sản xuất tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. CSM còn phải chịu thêm một loại thuế là thuế trợ cấp chính phủ. Tính tổng cộng 2 loại thuế, công ty phải chịu xấp xỉ 29%. Mức thuế này cao hơn mức thuế của các nhà sản xuất Thái Lan, nhưng thấp hơn Hàn Quốc, Đài Loan. Chính vì vậy, CSM vẫn còn cơ hội để xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Nhằm chia sẻ mức thuế này với đối tác tại Mỹ, CSM đã đồng ý giảm giá 5% cho khách hàng đối với các sản phẩm chịu thuế. Ngoài ra, các sản phẩm lốp xe bán thép đã và đang được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Philippines, Hàn Quốc, Bangladesh, Yemen… 

Thực tế, không phải doanh nghiệp sản xuất lốp ô tô nào cũng chịu tác động bởi quyết định áp thuế từ Mỹ. Theo Bộ Công Thương, 95% doanh nghiệp xuất khẩu lốp ô tô từ Việt Nam sang Mỹ không chịu tác động bởi quyết định của DOC lần này, chỉ có 5% bị áp thuế chống trợ chấp, chống bán phá giá, trong đó có một số sản phẩm của Sailun (Việt Nam), Kumho Tire (Việt Nam) …