Giá thép thế giới quay đầu giảm
Giá thép ngày 15/12 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 nhân dân tệ xuống mức 4.386 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Ba (14/12), giá các nguyên liệu sản xuất thép kỳ hạn của Trung Quốc đồng loạt tăng, dẫn đầu với mức tăng hơn 6% của giá than luyện cốc, Reuters đưa tin.
Theo đó, giá than luyện cốc kỳ hạn giao tháng 5/2022, được giao dịch tích cực nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã tăng 6,2% lên 2.077 nhân dân tệ/tấn (tương đương 326,34 USD/tấn).
Vào cuối phiên giao dịch, hợp đồng này đã đóng cửa với mức tăng 3%, đạt 2.015 nhân dân tệ/tấn.
Tương tự, giá than cốc trên Sàn DCE cũng đã tăng 2,1%, ghi nhận mức 2.968 nhân dân tệ/tấn.
Sự gia tăng của giá than luyện kim xuất phát từ lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh nhập khẩu nguyên liệu này vẫn ở mức tương đối thấp.
Do bị ảnh hưởng bởi tình hình đại dịch trong và ngoài nước, việc thông quan than luyện cốc từ Mông Cổ vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, quá trình vận tải đường bộ cho than cốc vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.
Giá quặng sắt kỳ hạn giảm 0,6% xuống 651 nhân dân tệ/tấn vào lúc đóng cửa, rút lui từ mức tăng 3,5% trước đó trong phiên.
Trong cùng ngày, các hợp đồng thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) cũng ghi nhận mức tăng trong phiên giao dịch buổi sáng.
Cụ thể, giá thép cây xây dựng đã qua sử dụng tăng 0,8% lên 4.382 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, kết thúc phiên với mức tăng 1,7%, đạt 4.550 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép không gỉ kỳ hạn giao tháng 1/2022 trên Sàn SHFE cũng tăng 1,8% lên 16.025 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà phân tích của GF Futures cho biết, chính sách tiền tệ và lập trường gần đây của Bắc Kinh đã mang lại hy vọng phục hồi nhu cầu thép trong nửa đầu năm 2022.
Vì sao giá thép trong nước liên tục giảm?
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh giảm từ 200.000-300.000 đồng/tấn vào đầu tháng 12, ở mức bình quân khoảng 15.900-16.000 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.
Trước đó, ngày 16/11, nhiều doanh nghiệp thép xây dựng cũng điều chỉnh giảm giá, với mức khoảng 300.000 đồng/tấn.Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá bán thép xây dựng trong nước điều chỉnh giảm từ 200.000-300.000 đồng/tấn vào đầu tháng 12, ở mức bình quân khoảng 15.900-16.000 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.
Theo VSA, Covid-19 kéo dài nên nhiều công trình, và công trình dân dụng bị tạm thời hoãn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Bán hàng thép trong tháng 11 đạt 872.846 tấn, giảm 26,11% so với tháng trước và lao dốc 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung trong 11 tháng, bán hàng đạt 10,9 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ thép miền Bắc trong 11 tháng thấp hơn 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái và ở mức 4,5 triệu tấn. Miền Nam giảm 9,4% xuống còn 3,3 triệu tấn. Việc tiêu thụ ảm đạm là một trong những nguyên nhân kéo giá thép đi xuống.
Theo VSA, phế liệu, phôi giảm cũng góp phần khiến giá thép xây dựng lắng xuống. Cụ thể, trong tháng 11, giá phế nội địa giảm 200.000-400.000 đồng/tấn, xuống còn 10,8-10,9 triệu đồng/tấn.
Bên cạnh đó, giá phôi tại cảng Đông Á giao dịch giảm 253.000 đồng/tấn còn 14,9 triệu đồng/tấn vào cuối tháng 11. Giá phôi nội giao dịch ở mức 14,5-15 triệu đồng/tấn, thấp hơn từ 400.000 đồng/tấn đến 1,2 triệu đồng/tấn so với thời gian trước đó.
Theo VSA, triển vọng thị trường quý IV đang chậm lại do nhu cầu trong nước thấp. Xét thị trường tiêu thụ thép dài, nhu cầu có tín hiệu tích cực cho các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở, đặc biệt đầu tư công lớn.