Giá thép xây dựng hôm nay 19/3: Giá thép tăng

(VOH) - Giá thép ngày 19/3 tăng tăng bởi tiêu thụ trong công nghiệp nặng đang tăng, trong khi lo ngại về việc hạn chế sản lượng thép cũng hỗ trợ giá.

Giá thép thế gii tăng

Giá thép ngày 19/3, giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên mức 4.793 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 19/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 19/3: Giá thép tăng do tăng bởi tiêu thụ trong công nghiệp nặng đang tăng 2

Giá thép của Trung Quốc tăng bởi tiêu thụ trong công nghiệp nặng đang tăng, trong khi lo ngại về việc hạn chế sản lượng thép cũng hỗ trợ giá.

Dự trữ 5 sản phẩm thép chính của các thương nhân Trung Quốc giảm xuống mức 21,7 triệu tấn tính tới ngày 18/3 từ mức 22,2 triệu tấn một tuần trước, theo công ty tư vấn Mysteel.

Thép thanh tại Thượng Hải giao tháng 5 đóng cửa tăng 0,4% lên 4.759 CNY (732,23 USD)/tấn.

Thép cuộn cán nóng tăng 1,1% lên 5.005 CNY/tấn. Thép không gỉ tăng 0,6% lên 14.030 CNY/tấn.

Giá thép được hỗ trợ bởi giá nguyên liệu thô đang tăng. Than luyện cốc Đại Liên tăng 1,2% lên 1.588 CNY và than cốc tăng 2,5% lên 2.335 CNY/tấn. Quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên tăng 2,5% lên 1.089 CNY/tấn.

Tuy nhiên việc kiểm soát khí thải carbon và kế hoạch cắt giảm sản lượng thép thô khiến tiêu thụ quặng sắt có thể giảm.

Vào hôm thứ Ba (16/3), Cơ quan xếp hạng India Ratings and Research (Ind-Ra) của Ấn Độ đã điều chỉnh triển vọng ngành thép trong nước từ tiêu cực sang ổn định cho năm tài chính 2021 - 2022, bắt đầu từ ngày 1/4/2021.

Ind-Ra kỳ vọng rằng, sản lượng thép trong năm tài chính sắp tới sẽ cải thiện so với cùng kỳ năm trước để bù đắp cho khả năng điều tiết tỷ suất lợi nhuận trên mỗi tấn.

Trong hai tháng cuối năm tài chính 2021, thị trường chứng kiến giá thép ở mức cao. Hiện, giá mặt hàng này đang dần điều chỉnh để chuẩn bị bước sang năm tài chính 2022.

Dự kiến, cung và cầu cũng sẽ mạnh lên và phục hồi sau sự suy giảm trong năm tài chính 2020 cũng như sự gián đoạn cung cầu do COVID-19 gây ra trong năm tài chính 2021.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng kỳ vọng giá quặng sắt, một nguyên liệu thô dùng để luyện thép, cũng sẽ đi lên trong năm tài chính sắp tới do nguồn cung được cải thiện.

Đồng thời, một khi các mỏ quặng sắt ở bang Odisha tăng sản lượng, những người thuê mỏ đấu giá được mức cao, thì giá quặng cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, giá than luyện cốc cũng có thể sẽ cao hơn mức ghi nhận vào năm 2021, tuy nhiên không có khả năng đạt mức trước đại dịch COVID-19.

Giá có thể vẫn biến động trong vài tháng nhất định, do tính chất tập trung của lĩnh vực khai thác than cốc và nguy cơ thiên tai ở Australia, một nhà cung cấp than luyện cốc hàng đầu thế giới.

Hơn nữa, việc chính phủ cho phép các nhà sản xuất thứ cấp cung cấp thép cây cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh và định giá của ngành thép, PTI đưa tin. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe ở mức 166 USD/tấn trong ngày 17/3, theo công ty tư vấn SteelHome.

Morgan Stanley cho biết các biện pháp chống ô nhiễm ở Đường Sơn thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc có thể là khởi đầu cho những ảnh hưởng trên thị trường quặng sắt, có khả năng đưa chuyển thị trường từ thâm hụt đáng kể sang cân bằng.

Xuất khẩu thép tăng kéo theo nhiều kiện tụng

 Mặc dù xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nhưng các mặt hàng thép của Việt Nam cũng đã liên tiếp vướng vào hàng loạt vụ kiện phòng vệ thương mại và bị áp thuế tại các thị trường xuất khẩu...

Ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2021, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngay trong những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sắt thép đã tăng trưởng ở mức cao. Tuy nhiên, cùng với đó, các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với thép Việt Nam ngày càng gia tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 747,8 tấn, trị giá hơn 540 triệu USD, giảm lần lượt 22,7% và 13,3% so với tháng trước về lượng và trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn, trị giá gần 1,15 tỷ USD tăng 44% về lượng và gần 76% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 2 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam với hơn 300.000 tấn, trị giá hơn 145 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia với hơn 217.000 tấn, trị giá hơn 140 triệu USD; thị trường Thái Lan với hơn 90.000 tấn, trị giá hơn 63,4 triệu USD...

Nhìn lại kết quả năm 2020, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, do tác động của dịch Covid-19, gần 50% số doanh nghiệp thuộc VSA có doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong quý I và II. Cụ thể, trong sáu tháng năm 2020, sản xuất thép các loại của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt hơn 11,6 triệu tấn (giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2019); tiêu thụ đạt hơn 10,4 triệu tấn (giảm 10,7% so cùng kỳ năm 2019). Đặc biệt, xuất khẩu thép các loại chỉ đạt hơn 1,8 triệu tấn (giảm tới 24,6% so cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, kể từ tháng 7, các doanh nghiệp đã có sự phục hồi đáng kể.

Theo số liệu của VSA, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng XK thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt đạt gần 55% và 19%. Trong báo cáo đánh giá triển vọng ngành thép năm 2021 công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định, xuất khẩu của ngành thép vẫn khá tích cực, song, sự cạnh tranh dự báo sẽ gay gắt hơn. Bởi, theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020, được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

Bình luận