Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 26/10/2020: Giảm mạnh trên sàn Thượng Hải

(VOH) - Giá thép ngày 26/10 giảm mạnh trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Tại Trung Quốc, ngành sắt thép đang tích cực nâng cao chất lượng thông qua việc hạn chế phát thải carbon ra môi trường.

Giá thép thế giới  giảm

Giá thép ngày 26/10 giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 32 nhân dân tệ xuống mốc 3.619 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá xăng dầu hôm nay 26/10/2020
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Theo các quan chức và chuyên gia trong ngành, ngành công nghiệp sắt thép của Trung Quốc đã có những nỗ lực xanh đáng kể nhằm ngăn chặn phát thải carbon và bảo vệ môi trường theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (giai đoạn 2016-2020).

Có đến 228 công ty thép hiện đang trải qua quá trình chuyển đổi phát thải carbon cực thấp, với sản lượng thép thô là 610 triệu tấn.

Trong số đó có đến 159 công ty thép, với công suất hơn 450 triệu tấn, nằm ở các khu vực trọng điểm như Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và đồng bằng sông Dương Tử.

Hơn nữa, 82 doanh nghiệp thép, với công suất 330 triệu tấn và chiếm 60% tổng công suất của các vùng trọng điểm, đã bắt đầu thực hiện giám sát và đánh giá phát thải carbon siêu thấp, sau khi thí điểm qui trình sản xuất và thiết bị phát thải trong một tháng.

Hiện tại, có khá nhiều công ty sắt thép của Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng các cơ sở xử lí ô nhiễm tiên tiến và kiểm soát cường độ phát thải trên một đơn vị sản xuất thép.

Ông Liu Bingjiang nhấn mạnh, việc chuyển đổi phát thải carbon thấp là một biện pháp quan trọng để ngành công nghiệp gang thép Trung Quốc phát triển và nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm trở thành quốc gia có mạng lưới sản xuất thép sạch lớn nhất thế giới.

Sản lượng tăng trở lại, doanh nghiệp thép lãi đột biến quý III

 Sản lượng sản xuất và bán hàng thép các loại trong quý III tăng lần lượt 11,3% và 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), quý III ghi nhận sự bứt phá trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại sau nửa đầu năm chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh. Cụ thể, sản xuất các loại thép đạt 6,9 triệu tấn, tăng 11,3%; bán hàng đạt 6,17 triệu tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, xuất khẩu tăng mạnh gần 30% đạt 1,34 triệu tấn, trong khi nửa đầu năm giảm 24,6%.

Sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm thép đã ghi nhận 4 tháng liên tiếp tăng kể từ tháng 6.

Nhờ vậy, lũy kế 9 tháng, sản xuất sản phẩm thép còn giảm 1,7% đạt 18,5 triệu tấn, bán hàng giảm 4,3% còn 16,57 triệu tấn và xuất khẩu giảm 8,6% còn 3,2 triệu tấn. VSA nhận định, sản lượng thép xây dựng sản xuất, bán hàng và xuất khẩu sẽ càng khởi sắc hơn trong các tháng cuối năm.

Đi cùng với nhu cầu hồi phục trở lại trên thế giới thì khiến giá nguyên liệu thép tăng trở lại. Giá quặng sắt ngày 8/10 giao dịch ở mức 122-125 USD/tấn, tăng 49% so với các tháng đầu năm và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Giá cuộn cán nóng HRC ở mức 502-505 USD/tấn, tăng 25,8% so với vùng giá 400 USD/tấn thời điểm đầu năm và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá thép phế liệu ở mức 302 USD/tấn, cùng tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước và các tháng đầu năm.

Theo VSA, hiện nay, giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 11 - 11,05 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

Sản lượng tăng trở lại đã giúp các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh bất chấp giá nguyên vật liệu hồi phục. Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông báo doanh thu quý III đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% và lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị lập kỷ lục mới về lợi nhuận tính theo quý.

Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) công bố sản lượng tiêu thụ và doanh thu quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) ghi nhận mức tăng lần lượt 46% và 31% trong khi các quý trước giảm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế ước đạt 400 tỷ đồng, gấp 4,8 lần cùng kỳ niên độ trước và là mức cao nhất tính từ quý II niên độ 2016-2017.