Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 29/6/2020: Đồng loạt giảm do lo ngại dư cung 

(VOH) – Giá thép ngày 29/6 giảm sau khi chính phủ các quốc gia đồng loạt áp dụng nhiều biện pháp kích thích khôi phục nền kinh tế.

Giá thép xây dựng hôm nay tăng 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 40 đồng nhân dân tệ/tấn xuống 3.575 nhân dân tệ/tấn vào lúc 13h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/6.

Giá thép xây dựng hôm nay 29/6/2020: Đồng loạt giảm do lo ngại dư cung 

Ảnh minh họa - Internet 

Tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại 45 cảng lớn ở Trung Quốc đã tăng 1,6 triệu tấn lên 107,8 triệu tấn trong tuần vừa qua, mức tăng đầu tiên kể từ sau 9 tuần giảm liên tiếp. 

Cho đến thời điểm hiện tại, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc vẫn khá cao, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng như việc đóng cửa các ngành công nghiệp sản xuất quan trọng tại nước này. 

Thị trường thép Trung Quốc cũng có nhiều dấu hiệu tích cực khi hàng tồn kho có xu hướng giảm còn sản lượng sản xuất trên đà tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp kích thích tăng trưởng đối với sản xuất trong nước. 

Sản lượng tiêu thụ thép trên thế giới ước tính sẽ giảm 6% trong năm nay do tác động của dịch bệnh COVID-19 và kinh tế chậm tăng trưởng tại nhiều quốc gia. 

Thổ Nhĩ Kì khởi xướng điều tra CBPG ống thép hàn không gỉ từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kì cáo buộc sản phẩm ống thép hàn không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam đang nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kì với số lượng tăng tương đối, có biên độ bán phá giá đáng kể, là nguyên nhân gây ra thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kì.

Ông Dariush Esmaili, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Khai thác & Thương mại Iran cho biết, sản lượng khai thác quặng sắt đã giảm xuống trong vài năm qua nhằm hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến ra thị trường.

Tính đến cuối tháng 3/2020, Iran chỉ xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn quặng sắt so với sản lượng 90 triệu tấn hàng năm. 

Trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ đồng tại Mỹ và châu Âu sẽ được phục hồi sau khi dỡ bỏ lệnh đóng cửa. Đồng thời, thị trường Trung Quốc cũng có nhiều dấu hiệu lạc quan sau loạt biện pháp kích thích nền kinh tế được triển khai trong nước. 

Từ đầu năm đến nay, ngành thép Việt Nam liên tục bị các thị trường xuất khẩu khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Đáng chú ý, thép Việt còn bị Hoa Kỳ tự khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế ngay cả khi doanh nghiệp Hoa Kỳ không yêu cầu.

Lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 760%

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,01 triệu tấn sắt thép, thu về 1,67 tỷ USD, giá 554,2 USD/tấn, tăng 2,7% về lượng nhưng giảm 11,6% về kim ngạch và giảm 13,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Riêng tháng 5/2020 xuất khẩu 428.361 tấn, thu về 245,51 triệu USD, giá trung bình 573,2 USD/tấn, giảm 26,5% về lượng, giảm 22,8% về kim ngạch nhưng tăng 5% về giá so với tháng 4/2020. 

Campuchia đứng đầu thị trường về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam chiếm gần 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 590.266 tấn, tương đương 318,74 triệu USD, giá 540 USD/tấn, giảm 20,4% về lượng, giảm 28,1% về kim ngạch và giảm 9,7% về giá so với cùng kỳ năm trước. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh 763,8% về lượng và tăng 586,8% về kim ngạch, nhưng giảm 20,5% về giá, đạt 570.410 tấn, tương đương 233,69 triệu USD, giá 409,7 USD/tấn,. 

Xuất khẩu sang Malaysia đạt 275.609 tấn, tương đương 161,89 triệu USD, giá 587,4 USD/tấn, giảm 9,6% về lượng và giảm 13,2% về kim ngạch, giảm 4% về giá.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các thị trường giảm mạnh như: Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch, đạt 51 tấn, tương đương 0,04 triệu USD; Saudi Arabia giảm 88,6% cả về lượng và giảm 86,8% kim ngạch, đạt 550 tấn, tương đương 0,4 triệu USD; Ấn Độ giảm 70,8% về lượng và giảm 64,2% kim ngạch, đạt 14.297 tấn, tương đương 13,23 triệu USD.

Giá cao su hôm nay 29/6/2020: Giảm mạnh nhất trong tháng 6  – Giá cao su ngày 29/6 ghi nhận mức đáy mới ở sàn giao dịch Nhật Bản, nguyên nhân do làn sóng bùng phát thứ 2 của dịch COVID-19.

Giá gas hôm nay 29/6/2020: Phục hồi do nhu cầu trên thị trường tăng  - Giá gas ngày 29/6 tăng nhẹ trước những dự báo lạc quan về nhu cầu trên thị trường trong thời gian tới.

Bình luận