Giá thép thế giới tăng mạnh
Giá thép ngày 3/3 giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 223 nhân dân tệ lên mốc 4.885 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá các sản phẩm thép khác trên sàn Thượng Hải cũng chung xu hướng tăng sau khi Bộ trưởng Công nghiệp Trung Quốc thông báo kế hoạch cắt giảm sản lượng thép trong năm nay.
Tồn trữ thép không gỉ ở Trung Quốc tuần qua đã tăng 15,38% so với tuần trước đó, lên 520.500 tấn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Huatai Futures vẫn lạc quan về triển vọng giá thép không gỉ bởi nhu cầu đang vào mùa cao điểm.
Vào hôm thứ Ba (2/3), giá thép không gỉ kỳ hạn của Trung Quốc đã kết thúc ở mức thấp sau khi giảm đến 2,6% trong phiên giao dịch, Reuters đưa tin.
Cụ thể, hợp đồng thép không gỉ giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ghi nhận mức 14.900 nhân dân tệ/tấn (tương đương 2.301 USD/tấn) sau khi giảm 1,8% vào cuối giao dịch.
Trước đó trong phiên, giá mặt hàng này cũng đã giảm xuống mốc 14.775 nhân dân tệ/tấn.
Nguyên nhân là do các nhà giao dịch chứng kiến lượng tồn kho cao hơn trong khi thị trường hạ nguồn vẫn chưa thể lấy lại nhịp độ làm việc sau kỳ nghỉ lễ.
Dữ liệu từ Công ty tư vấn Mysteel cho thấy, dự trữ thép không gỉ 304 đã tăng 15,38% trong tuần trước lên 520.500 tấn so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Huatai Futures cho biết, triển vọng đối với kim loại này vẫn lạc quan do nhu cầu từ các công ty hạ nguồn có thể tăng cao, đặc biệt là trong mùa cao điểm truyền thống.
Giá các loại thép khác trên Sàn giao dịch Thượng Hải đồng loạt đi lên sau khi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc thông báo về việc cắt giảm sản lượng thép trong năm nay.
Theo đó, giá thép thanh vằn xây dựng tăng 1,8% lên ngưỡng 4.732 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng (HRC), được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, ghi nhận mức 4.907 nhân dân tệ/tấn sau khi tăng 1,1%.
Tương tự, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) chốt phiên ở mức 1.155 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,5% so với trước đó.
Đối với than luyện cốc và than cốc, giá giao dịch lần lượt tăng 3,9% và 1,4%, hiện ghi nhận mốc 1.490 nhân dân tệ/tấn và 2.551 nhân dân tệ/tấn.
Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới, sẽ tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển để tăng tốc quá trình khử cacbon trong sản xuất thép, giúp đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
Trong những tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp (DN) ngành thép đã nhận được nhiều đơn hàng mới với sản lượng lên đến hàng trăm ngàn tấn sản phẩm. Đây là tín hiệu lạc quan cho sự phát triển của toàn ngành.
Tập đoàn Hòa Phát cho biết, vừa xuất một lô hàng hơn 12.000 tấn, chủ yếu là các sản phẩm tôn mạ lạnh sang châu Mỹ. Trước đó, trong tháng 1-2021, Hòa Phát đã xuất khoảng 10.000 tấn tôn mạ kẽm đi châu Âu cho các đối tác đến từ Bỉ và Tây Ban Nha. Hoạt động xuất khẩu của Hòa Phát bắt đầu được đẩy mạnh từ tháng 8-2020. Từ đó đến nay, Hòa Phát liên tục nhận được nhiều đơn hàng của các đối tác thương mại cho xuất khẩu thép lá mạ ra nhiều thị trường lớn trên thế giới. Từ năm 2021, Hòa Phát đặt mục tiêu sản xuất 300.000-400.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó duy trì tỷ trọng xuất khẩu 30%-40%.
Tương tự, Tập đoàn Hoa Sen mở hàng năm mới bằng nhiều lô hàng tôn mạ có giá trị lớn xuất khẩu đi Mỹ, Mexico, châu Âu, Đông Nam Á… từ các cụm cảng Phú Mỹ, Quy Nhơn, Nghi Sơn. Đây là tín hiệu vui trong những ngày đầu năm 2021, hứa hẹn một năm mới đầy khởi sắc cho Tập đoàn Hoa Sen và cả ngành tôn thép Việt Nam. Xuất khẩu là một trong hai kênh bán hàng chủ lực đóng góp lớn vào lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen. Nguồn doanh thu USD từ hoạt động xuất khẩu giúp Hoa Sen có nguồn ngoại tệ đối ứng để vay USD với lãi suất thấp hơn lãi suất VNĐ, để thanh toán cho các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu. Sản lượng xuất khẩu của tập đoàn này hiện đã vượt mốc 100.000 tấn sản phẩm/tháng.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Trịnh Khôi Nguyên, với kết quả tích cực trong sản xuất kinh doanh năm 2020, ngành thép đặt kế hoạch tăng trưởng năm 2021 khoảng 5%-6%. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước (mục tiêu 6%).
Về xuất khẩu, nhu cầu của thế giới dự kiến tăng 4,1% trong năm 2021, do có sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Để nắm bắt được các cơ hội, VSA khuyến nghị DN thép cần chuẩn bị tốt hơn nữa để nâng cao sức cạnh tranh, vươn xa và khai thác hiệu quả các thị trường. Bên cạnh đó, DN thép Việt cũng cần đẩy mạnh liên kết để bảo đảm minh bạch xuất xứ hàng hóa, từ đó đưa sản phẩm tiến sâu hơn vào những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng và yêu cầu tiêu chuẩn cao, như EU, Mỹ, Nhật…
Bảng giá thép ngày 3/3/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam