Chờ...

Giá tiêu hôm nay 28/5/2020: Tăng sốc 2.500 đồng/kg, chạm mức đỉnh từ đầu năm đến nay

(VOH) - Giá tiêu trong nước ngày 28/5 vụt tăng 2.000-2.500 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá trong nước tăng theo giá tiêu thế  giới.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 52.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  50.000 đồng  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 2.500 đồng/kg, lên mức 51.500đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia La cũng tăng 2.500 đồng/kg, lên mức 51.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 2.500 đồng/kg, lên ngưỡng 52.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng 2.500 đồng/kg, lên mức 46.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 2.000 đồng/kg, lên ngưỡng 45.000đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

51,500

+2.500

GIA LAI

— Chư Sê

51,000

+2.500

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

51,500

+2.500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

52.500

+2.500

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

51, 500

+2.500

ĐỒNG NAI

— Tiêu

50,000

+2.000

Giá tiêu hôm nay 28/5/2020

Ảnh minh họa: internet

Giá hồ tiêu tại “thủ phủ” Bình Phước từ đầu mùa bán được 40.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 50.000 đồng/kg trong những ngày cuối tháng 5 năm 2020. Mặc dù giá đã có dấu hiệu khởi sắc hơn nhưng nhiều nhà nông trồng hồ tiêu cho biết vẫn đang “ngập” trong khó khăn.

Theo ông Nghiệp hồi đầu mùa giá thương lái thu mua tại vườn 40.000 đồng/kg, vườn nhà ông thu được gần 1 tấn (giảm gần 2 tấn so với vụ năm 2019 do mất mùa) và đã bán sạch không trữ lại kg nào. Nghe bà con báo giá tăng thêm 10.000 đồng/kg so với đầu mùa nhưng cũng chưa mấy vui.

Ông Nghiệp cho biết thêm do những năm qua giá xuống quá thấp khiến nhiều người trồng hồ tiêu sống trong nợ nần do lỡ theo trồng nên buộc phải đầu tư, trong khi giá phân bón và tiền nhân công chăm sóc càng ngày càng tăng.

Vườn hồ tiêu của ông Nghiệp trồng được 7-8 năm nay, nhưng tính toán về thu nhập thì càng ngày càng ít đi. Trong vụ năm 2019 vườn hồ tiêu cho thu hoạch hơn 3 tấn. Tuy nhiên niên vụ năm 2020 sản lượng còn xấp xỉ 1 tấn do mất mùa, cộng thêm giá bán tại vườn 40.000 đồng/kg nên gia đình ông Nghiệp thu không đủ bù chi.

Nhà nông Hoàng Thị Hoàn cũng trồng 2.000 trụ hồ tiêu nhưng do giá xuống thấp, công chăm sóc lớn nên bỏ bê khiến vườn hồ tiêu chết mòn hiện còn 1.000 trụ.

Theo nhà nông Hoàn, hồ tiêu nếu tăng lên ít nhất 100.000 đồng/kg thì mới sống được nghề này, còn như hiện nay thì bà con ở “ thủ phủ” Bình Phước chưa thể làm giàu bằng cây này được.

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), những ngày gần đây, giá hạt tiêu ở khu vực này có xu hướng tăng.

Thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), cho thấy, giá tiêu đang tăng lên ở tất cả các vùng trồng tiêu trọng điểm, có nơi đã trở lại mốc trên 40.000 đồng/kg.

Ông Bính cho biết, giá tiêu tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu bắt đầu trở lại ở một số thị trường. Sau một thời gian tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19, khách hàng Trung Quốc đã quay trở lại mua cả tiêu đen và tiêu trắng. Trong đó, tiêu trắng đang được họ mua nhiều.

Bên cạnh đó, do vừa qua, giá tiêu xuống thấp, được coi là đã ở mức đáy, vì vậy, nhiều nhà đầu cơ tích cực mua vào. Điều này cũng góp phần không nhỏ làm giá tiêu tăng lên.

Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu tháng 4 đạt 40.000 tấn, trị giá 80 triệu USD, giảm 0,7% về lượng và giảm 3,7% về trị giá so với tháng 3, tăng 8,2% về lượng, nhưng giảm 14,3% về trị giá so với tháng 4/2019.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 121.000 tấn, trị giá 256 triệu USD, tăng 11,9% về lượng, nhưng giảm 9,4% về trị giá so với cùng kì năm 2019, Bộ Công Thương cho biết.

Ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 4 đạt 2.000 USD/tấn, giảm 3,0% so với tháng 3 và giảm 20,8% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt 2.142 USD/ tấn, giảm 19% so với cùng kì năm 2019.

 Giá tiêu thế giới  tăng

Hôm nay 28/5/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 100 đồng/kg , tương đương 0,31% lên mức 32.600 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

32600

+100

0.31

0

32600

32600

32600

32500

5/2020

32530

0

0.00

0

32530

32530

32530

32530

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/2013

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Tại Ấn Độ, một bộ phận những người trồng cà phê đang phải bán lượng hàn tồn kho để đảm bảo dòng tiền theo chỉ thị từ các ngân hàng PSU để giải quyết các khoản vay vàng, theo The Hindu BusinessLine.

Ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết các ngân hàng đang buộc nông dân, những người sử dụng các khoản vay vàng với lãi suất ưu đãi 4%, xóa các khoản nợ chưa thanh toán.

Trước đó, ngày kết thúc của các khoản vay này là vào tháng 3, sau đó được kéo dài đến ngày 30/4 và sau đó đến ngày 31/5 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.

Nông dân đang chờ kết quả của cuộc họp giữa Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu các ngân hàng quốc hữu hóa để có quyết định thuận lợi, ông nói.

Trong khi đó, nhu cầu từ các nhà sản xuất bột gia vị và hỗn hợp vẫn phục hồi. Các nhà sản xuất hàng đầu nhưng nằm trong khu vực phong toả đang chờ kết quả của cuộc họp giữa Thủ tướng và các bộ trưởng.

Giá tiêu hôm nay 26/5/2020: Đứng yên sau phiên tăng mạnh 1.500 đông/kg vào hôm qua- Giá tiêu trong nước ngày 26/5 đi ngang sau phiên tăng mạnh tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới không đổi.
Giá cà phê hôm nay 28/5/2020: Quay đầu giảm 200- 300 đồng/kg - Giá cà phê ngày 28/5 đảo chiều đi xuống 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế  giới  biến động nhẹ.