Chờ...

Giá tiêu ngày 13/6/2022: “Lặng sóng”

(VOH) Giá tiêu ngày 13/6 đứng yên. Các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu hồ tiêu dù khối tượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm giảm tới 17%.

Giá tiêu sáng nay đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 500

0

Giá tiêu hôm nay 13/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các vùng trồng trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. Sau phiên giảm nhẹ đầu tuần, thị trường trong nước tiếp tục ổn định, với mức giá thấp nhất ghi nhận ở Gia Lai và Đồng Nai, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng tàu.

Đầu tuần này Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh 200 USD/tấn, tương ứng với 3.950 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.750 USD/tấn với tiêu trắng.

Theo đánh giá, lạm phát tăng cao khiến người dân toàn cầu có xu hướng thắt chặt chi tiêu, Điều này đã tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hồ tiêu. Hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 - 4 tháng trước. Với trong nước, hiện nhu cầu của các công ty xuất khẩu cho tháng tới đã đủ, đẩy giá tiêu giảm nhẹ hồi đầu tuần.

Thống kê mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 5.747 tấn, trong đó tiêu đen đạt 4.684 tấn, tiêu trắng đạt 1.063 tấn. So với tháng 4 lượng nhập khẩu tăng 63,7%, kim ngạch tăng 54,9%. Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam trong tháng 5/2022, đạt 2.938 tấn, chiếm 51,1% và tăng 63,7%; tiếp theo là Brazil và Indonesia. 3 quốc gia này cung cấp 90,6% hồ tiêu cho Việt Nam.

Olam, Hồng Vũ, Quỳnh Trung và Trân Châu là các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu, trong đó nhập khẩu của Olam tiếp tục đứng đầu và đạt 2.318 tấn, tăng 35,9% so với tháng trước.

Tổng kết từ đầu năm đến 31/5/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 17.852 tấn, trong đó tiêu đen đạt 15.140 tấn, tiêu trắng đạt 2.712 tấn, so với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng 9,1% tương đương 1.495 tấn.

Olam tiếp tục là doanh nghiệp nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ Campuchia và Brazil đạt 7.082 tấn, tăng 1,5% và chiếm 36,7% tổng lượng nhập khẩu. 3 doanh nghiệp: Liên Thành, Hồng Vũ và Trân Châu cũng có lượng nhập khẩu tăng đột biến với mức tăng 3.646%, 590,8% và 296,9%. Campuchia, Brazil và Indonesia tiếp tục là 3 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu vào Việt Nam đạt 15.686 tấn chiếm 87,9% trong đó nhập khẩu từ Campuchia tăng 136,9%, từ Indonesia tăng 12,8% và từ Brazil giảm 50,5%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trong 4 tháng đầu năm 2022, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều nước châu Á, điển hình như Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản,… tăng mạnh.

Hiện, Việt Nam đang có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu vào Ấn Độ, bởi theo một số nguồn tin Chính phủ Ấn Độ đã cắt giảm thuế nhập khẩu hồ tiêu từ 70% xuống còn 30% từ ngày 1/5/2022.

Trong khi đó, sản lượng tiêu của Sri Lanka - nước xuất khẩu tiêu lớn nhất vào Ấn Độ, dự kiến giảm trong năm nay và tình trạng vỡ nợ tại Sri Lanka cũng được cho là sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu tiêu của nước này.

Thực tế cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đã tăng tới 66% lên mức 6.588 tấn.