Chờ...

Giá tiêu ngày 16/12/2021: Giá tiêu lao dốc

(VOH) - Giá tiêu ngày 16/12 bất ngờ lao dốc giảm 500- 1.000 đồng/kg trên diện rộng. Giá giảm  là do các ông lớn hiện đã đủ hàng và nguồn tiền cũng đã cạn kiệt. Thương nhân Trung Quốc hạn chế mua hàng.

Giá tiêu trong nước sáng nay suy giảm mạnh. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 83.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  80.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

81,000

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

80,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

81,000

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

83,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

82,000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

81,000

-500

Giá tiêu hôm nay 16/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng qua. Như vậy, sau những ngày đầu tuần giữ ổn định, giá tiêu tại các địa phương lại bắt đầu đi xuống. Nhìn chung thị trường vẫn trầm lắng.

Nguyên nhân giá giảm được các chuyên gia lý giải, là do các ông lớn hiện đã đủ hàng và nguồn tiền cũng đã cạn kiệt. Thương nhân Trung Quốc hạn chế mua hàng. Một số đầu cơ chốt lời để chuyển sang gom cà phê bởi thời gian gần đây giá mặt hàng này liên tục tăng.

Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lũy tiến từ đầu năm đến hết tháng 11/2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 245.975 tấn kim ngạch đạt 867,2 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 7%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 43,8%.

Trong đó, nhập khẩu của châu Mỹ tăng 9,3%. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 55.602 tấn, tăng 9,6% so cùng kỳ. Xuất khẩu cũng tăng ở các thị trường Canada, El Salvador, Dominica, Guatemal, Venezuela,… và giảm ở Mexico, Chi Lê, Jamaica.

Ở khu vực châu Âu, nhập khẩu tăng 4,9%, đứng đầu là các thị trường Đức: 11.228 tấn, tăng 9,5%; Hà Lan 9.356 tấn, tăng 34%; Anh: 5.506 tấn, tăng 9,3%, Pháp: 5.018 tấn, tăng 30,1%… Nhập khẩu giảm ở Nga, Ireland, Ba Lan, Ucraina, Isarel….

Trong khi đó, tại khu vực châu Á nhập khẩu giảm 14,5%, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc giảm 27,3% đạt 37.746 tấn. Nhập khẩu của Ả Rập tăng 26,2% đạt 15.169 tấn và tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 tại châu Á của Việt Nam. Nhập khẩu của Ấn Độ đạt 11,754 tấn, giảm 1,5%; Pakistan: 10.016 tấn, tăng 5,2%… Các thị trường nhập khẩu giảm: Philippine, Thái Lan, Saudi Arab, Nhật Bản, Myanmar…

Khu vực châu Phi nhập khẩu giảm 28,8% trong đó Ai Cập giảm 31,7% đạt 5.708 tấn. Nhập khẩu cũng giảm ở Nam Phi, Senegal, Gambia, Mauritania, Tunisia, Sudan,… Các nước nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Đức: 4.941 tấn, Mỹ: 4.129 tấn, Hà Lan: 3.205 tấn, Trung Quốc: 2.376 tấn, Thái Lan: 1.818 tấn,…

Ở chiều ngược lại, 11 tháng năm 2021 Việt Nam đã nhập khẩu 23.017 tấn (bằng gần 10% lượng xuất khẩu), so với cùng kỳ năm 2020 giảm 34,8%, và so với cùng kỳ năm 2019 giảm 42,8%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC), trong tháng 10/2021, xuất khẩu hạt tiêu của nước này đạt 9.857 tấn, tăng 63,8% so với tháng 9/2021 và tăng 46,2% so với tháng 10/2020.

Trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil đạt 71.703 tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng tăng 50,2% về trị giá do giá xuất khẩu tăng mạnh, đạt 224 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Brazil lên tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Brazil với sản lượng đạt 10.513 tấn trong 10 tháng năm 2021, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất tăng gấp 2,2 lần, đạt 9.418 tấn. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil sang thị trường Mỹ và Việt Nam giảm 24,9% và 50,6%, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).