Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 21/1/2022: Giá tiếp tục bứt phá

(VOH) - Giá tiêu ngày 21/1 tăng thêm 500 đồng/kg trên diện rộng. Thời gian tới, kỳ vọng từ nhu cầu xuất khẩu sẽ đẩy giá tiêu tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ vụ thu hoạch 2022.

Giá tiêu trong nước sáng nay 21/1 tăng mạnh, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 79.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

80,000

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

79,000

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

80,000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79, 000

+500

Giá tiêu hôm nay 21/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 14 ngày đầu tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 6.306 tấn hồ tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 29,8 triệu USD.

Giá xuất khẩu bình quân trong thời gian này đạt 4.804 USD/tấn (giá xuất khẩu không bao gồm thị trường Trung Quốc).

Trước đó, xuất khẩu hạt tiêu cả năm 2021 đạt tổng cộng 260.989 tấn tiêu các loại, giảm 24.303 tấn, tức giảm 8,52 % so với khối lượng xuất khẩu cả năm 2020.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu cả năm 2021 đạt tổng cộng 937,85 triệu USD, tăng 277,28 triệu USD, tức tăng 41,98 % so với cả năm 2020.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2021 đạt 4.710 USD/tấn, tăng 1,59 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 11/2021.

Như vậy, giá tiêu xuất khẩu đã tiếp tục tăng nhẹ trong 2 tuần đầu tiên tháng 1/2022. Khối lượng xuất khẩu cũng cho thấy nhu cầu cao của thị trường thế giới. Đây là những tín hiệu vui đối với ngành hồ tiêu Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, 14 ngày đầu tháng 1/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 296 tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,5 triệu USD. Lượng nhập khẩu chủ yếu đến từ Campuchia, Malaysia và Indonesia.

Các doanh nghiệp Thái Sang, Harris Freeman, KSS Việt Nam và Gia vị Sơn Hà là các nhà nhập khẩu chính.

Về hướng phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam, theo Báo Sài Gòn Giải Phóng, từ năm 2013 đến nay, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước phối hợp với Công ty Nedspice Việt Nam, một doanh nghiệp có vốn FDI, phát triển mô hình sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn R.A từ khi trồng, thu hoạch, phơi sấy đến bảo quản hạt tiêu phải tuân thủ bộ nguyên tắc đề ra và tuyệt đối đảm bảo an toàn lao động, không gây ô nhiễm môi trường.

Hiện tỉnh có 65 câu lạc bộ trồng tiêu theo tiêu chuẩn R.A với 2.000 hộ, với diện tích 2.000ha, sản lượng đạt 3.500-4.000 tấn/năm, được bao tiêu 100% sản phẩm.

Công ty Nedspice cũng thu mua hơn 4.000 tấn/năm của các câu lạc bộ tham gia dự án, 12.000 tấn/năm của nông hộ ngoài dự án đạt yêu cầu chất lượng, đội ngũ nhân viên cũng tích cực hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên cây tiêu, giúp bà con thay đổi nhận thức canh tác, ổn định sản xuất, tạo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 21/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Mỗi năm, Campuchia xuất khẩu gần 20.000 tấn hạt tiêu, chủ yếu là sang Việt Nam (chiếm 70-80%) và sang châu Âu. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước khoảng 1.000 tấn, theo The Phnom Penh Post.

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), dự đoán, giá tiêu xuất khẩu trung bình sẽ tăng lên 20.000 riel/kg (tương đương 5 USD/kg) vào năm 2022.

Giá tiêu tại Campuchia đã tăng lên kể từ khi nông dân liên tiếp bỏ vụ sau khi chứng kiến sự sụt giảm giá trước đó.

Khi ngày càng có nhiều nông dân từ bỏ, dẫn đến sản lượng tại các kho dự trữ giảm, các thương nhân độc lập khó đảm bảo đủ nguồn tiêu cung cấp cho thị trường, từ đó khiến giá tăng lên.

Bình luận