Chờ...

Giá tiêu ngày 22/4: Quay đầu giảm 500-1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 22/4 bất ngờ quay đầu giảm 500-1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương ở Tây Nguyên và Miền Nam. Giá tiêu Việt vẫn ở mức cạnh tranh nhất so với tiêu nhập.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 71.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  67.000 đồng/kg  tại Gia Lai,  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, về mức 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ) đứng yên, dao động trong ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng không đổi, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 67.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

69,0 00

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

69,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

71.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

70, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 22/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đánh giá chung dịp đầu tháng 4/2021, giá hạt tiêu ổn định tại một số nước sản xuất lớn như: Việt Nam, Brazil, Malaysia, nhưng tăng tại Ấn Độ và Indonesia. Có thể thấy, giá hạt tiêu toàn cầu đã chững lại sau khi tăng mạnh thời gian trước.

Tại thị trường nội địa, giá hạt tiêu trong nước cũng đã giảm. Ngoài việc doanh nghiệp trì hoãn việc giao hàng do sự cố ở kênh đào Suez thì việc Trung Quốc giảm nhập khẩu cũng đã góp phần khiến giá hạt tiêu giảm giả.

So với cách đây 1 tháng, giá tiêu trong nước giảm từ 7.000 – 10.000 đồng/kg. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2020, giá tiêu hiện nay tăng gần gấp đôi.

Theo phân tích của một chuyên gia Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, những ngày qua, giá tiêu giảm một phần do Việt Nam đã vào cuối vụ thu hoạch, sản lượng tiêu tăng lên.

Thêm vào đó, sau khi đổ tiền gom mua hạt tiêu để đáp ứng đơn hàng ký trước đó, một số đại lý, thương nhân, giới đầu cơ ngắn hạn đã dừng lại để “nghe ngóng” thị trường. Điều này khiến các giao dịch, mua bán tiêu trên thị trường trầm lắng.

Theo bài viết mới nhất trên Peppertrade, thị trường hồ tiêu Việt Nam những ngày vừa qua tuy có biến động nhưng mức độ tăng giảm không đáng kể. Các vùng nguyên liệu hồ tiêu của Việt Nam dần đi vào cuối vụ 2021, cơ bản thu hoạch xong.

Chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài, từ 30/4 đến 2/5 (hoặc 3/5 tùy đơn vị) nên các nhà sản xuất và xuất khẩu đang tăng cường thu mua nguyên liệu để đảm bảo kịp thời gian giao hàng trong tháng 4 theo hợp đồng đã ký.

Peppertrade nhận định, có thể trong thời gian tới, lượng hồ tiêu nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam sẽ giảm mạnh do không có sự chênh lệch về giá giữa vùng xuất xứ khi giá tiêu từ Việt Nam vẫn ở mức cạnh tranh nhất.

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo nhu cầu của các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil khi thị trường Việt Nam biến động khó lường khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và do giá tiêu Brazil đang cạnh tranh hơn so với giá tiêu Việt Nam.

Do đó, VPA dự báo xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ giảm trong năm 2021 và nhập khẩu của Việt Nam từ Brazil có thể gia tăng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Hôm nay 22/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam,  giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 40.766,65 Rupi/tạ.  Giá tiêu giao tháng 3/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Tại Ấn Độ, hoạt động buôn bán gia vị ở Kerala, trong đó có hạt tiêu, đã bắt đầu chịu sức ép của làn sóng COVID-19 thứ hai. Điển hình nhất là sự sụt giảm về giá bên cạnh nhu cầu tiêu thụ đi xuống một cách đáng kể, The Hindu Business Line đưa tin.

Theo ghi nhận trong ba ngày đầu tuần (19/4 - 21/4), giá tiêu tại thị trường Kerala đã giảm 8 rupee/kg xuống ngưỡng trung bình là 384 rupee/kg. Đây được xem là một trong những mức giá thấp nhất từ trước đến nay, khiến giới thương nhân đứng ngồi không yên.

Nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến giá cả là do lệnh hạn chế di chuyển của chính quyền một số bang gây ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán ở các thị trường vùng cao như Maharashtra, Gujarat, Delhi, Uttar Pradesh,...