Chờ...

Giá tiêu ngày 27/9: Sức tiêu thụ mạnh đẩy giá tiêu tiếp tục tăng cao

(VOH) - Giá tiêu ngày 27/9 cao nhất là 81.500 đồng/kg, cơn sốt mới đẩy giá tiêu tiếp tục tăng bền vững cuối năm nay. Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh về giá trị đạt mốc 35.34 %.

Tuần qua, giá tiêu tăng trung bình 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 81.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  79.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 79.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

79,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

81,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

79,000

0

Giá tiêu hôm nay 27/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Tổng hợp tuần qua, giá tiêu tăng trung bình 1.000 - 1.500 đồng/kg. Mức giá cao nhất ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuần qua giá tiêu xuất khẩu cũng tăng 50 USD/tấn. So với đầu tháng, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng tới 165 USD/tấn.

Nguyên nhân giá tiêu tăng tốt do động lực từ những đơn hàng sang Trung Quốc, phục vụ thị trường quốc gia này trong dịp Quốc khánh. Bên cạnh đó là tín hiệu tích cực từ cuộc chiến chống Covid-19, khi cả nước quay lại cuộc sống bình thường mới sau 30/9.

Theo ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam dự báo giá tiêu xuất khẩu sẽ còn tốt đến cuối năm, nhưng kỳ vọng sẽ tăng như thời gian trước là rất khó.

Có hai điều kiện để giá hồ tiêu năm 2021 tăng. Thứ nhất, năm 2020 Việt Nam cũng như một số nước sản xuất hồ tiêu lớn như Brazil, Indonesia và Ấn Độ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên sản lượng của năm 2021 giảm mạnh.

Thứ hai, khi nguồn cung giảm, xuất khẩu hồ tiêu trong điều kiện dịch bệnh cộng chi phí logictics tăng cao và các chi phí khác đều tăng, cùng với sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ do áp dụng hình thức sản xuất “3 tại chỗ” hay “1 cung đường 2 điểm đến” ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng xuất khẩu cũng như tiến độ giao hàng của doanh nghiệp. Nhu cầu tăng nhưng cung ứng hàng hóa không kịp thời cũng tạo điều kiện khiến bên mua phải đẩy giá mua lên.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, thế giới đang vào "cơn sốt" năng lượng mới. Giá khí đốt và dầu thô tăng cao, cộng với chi phí vận tải sẽ đẩy giá nguyên liệu đầu vào, giá thành sản xuất các mặt hàng tăng theo, trong đó có hồ tiêu. Đây là cơ sở cho thấy giá sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn cuối năm nay. Hiện nay, giá thành sản xuất vụ mới còn đang bị đẩy lên do giá phân bón tăng quá cao tại các tỉnh Tây Nguyên.

Xuất khẩu hồ tiêu trong nửa đầu tháng 9/2021 đạt 6.359 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 25,73 triệu USD. Con số này thậm chí còn thấp hơn xuất khẩu nửa đầu tháng 8/2021, đánh dấu sự sụt giảm liên tiếp của xuất khẩu ngành hàng này.

Nguyên nhân chính do Covid-19 và giá cước vận tải biển vẫn đang ở mức rất cao.

Xuất khẩu hồ tiêu 8,5 tháng đầu năm 2021 lên đạt 204.005 tấn tiêu các loại với giá trị kim ngạch 683,05 triệu USD, giảm 2,91% về lượng nhưng lại tăng 35,34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.046 USD/tấn, tăng 7,32% so với giá xuất khẩu bình quân tháng 8/2021.

Dù giá tiêu liên tục tăng nhưng các doanh nghiệp cũng không mặn mà bởi chi phí vận tải, trong khi nông dân hầu hết bán hàng ngay từ đầu vụ thu hoạch năm nay.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Giá tiêu hôm nay tiếp tục đạt mức trung bình là 78.500 đồng/kg. Brazil dự kiến sẽ ban hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hạt tiêu đen xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

Trên thị trường thế giới, theo Cổng thông tin Ngoại thương Brazil, xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong 8 tháng đầu năm đạt 55.827 tấn, trị giá 161,16 triệu USD.

Con số này giảm 10,9% về lượng nhưng tăng 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái do giá xuất khẩu tăng cao.

Cụ thể, giá xuất khẩu hạt tiêu của Brazil đã tăng 48,3% trong 8 tháng qua lên mức bình quân 2.887 USD/tấn. Lượng hạt tiêu xuất khẩu của Brazil sang một số thị trường lớn có xu hướng giảm, như Mỹ giảm 28,6%, Việt Nam giảm 41,4%, Ai Cập giảm 8,9%.

Bộ Nông nghiệp Brazil (MAPA) dự kiến sẽ ban hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu (EU).

Nguyên nhân là các vấn đề liên quan đến vi khuẩn Salmonella bắt đầu xuất hiện trên hạt tiêu vào năm 2019 đến nay đã khiến xuất khẩu tiêu của Brazil sang khu vực này liên tục sụt giảm.

Năm 2019, EU đã đưa ra 65 thông báo về việc các lô hàng hạt tiêu Brazil có nhiễm vi khuẩn Salmonella, năm 2020 là 66 thông báo và 47 thông báo từ đầu năm 2021 đến nay.

Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu của Brazil đang lo ngại tình hình xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường châu Âu sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới.

Một yếu tố khác cũng đang ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt tiêu của Brazil là tình hình vận chuyển hàng hóa ngày càng tồi tệ tại các cảng của nước này, đặc biệt là từ cảng Victoria, nơi các container trống đang rất khan hiếm.