Chờ...

Giá tiêu ngày 30/9/2022: Giá tiêu sẽ khởi sắc trở lại do đồng USD giảm

(VOH)-Giá tiêu ngày 30/9 tiếp tục đi ngang. Hiện đồng USD có dấu hiệu giảm, cộng với nhu cầu tiêu thụ cuối năm kỳ vọng sẽ giúp phần nào thị trường hồ tiêu trong nước khởi sắc.

Giá tiêu hôm nay 30/9 đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 66.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  63.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 63.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 66.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 64.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

64,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

63,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

64, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

66,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

65.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

64, 500

0

Giá tiêu hôm nay 30/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9/2022 đạt 5.983 tấn tiêu các loại, giá trị kim ngạch 23,87 triệu USD, đưa xuất khẩu 8,5 tháng đầu năm lên đạt 166.672 tấn, giảm 18,30% về lượng nhưng lại tăng 7,98% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.989 USD/tấn, giảm 1,99% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 8/2022.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng vừa có báo cáo tuần trước (19 - 23/9), cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự gia tăng trong bối cảnh đồng tiền các nước đều giảm so với USD.

Theo đó, sau 2 tuần ổn định, giá tiêu Ấn Độ giảm do đồng Rupee Ấn Độ giảm 1% so với USD (80,11 INR/USD). Giá tiêu Indonesia cũng giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.000 IDR/USD) và khan hiếm nguồn cung nên xuất khẩu tiếp tục giảm.

Giá tiêu nội địa Malaysia giảm do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,56 MYR/USD). Trong khi đó giá tiêu Malaysia giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định và không thay đổi. Tuần trước, giá tiêu nội địa Việt Nam giảm. Trong khi đó giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế ổn định.

Duy nhất chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng trong tuần trước sau 5 tuần giảm.

Tuy nhiên vài ngày qua, đồng USD đã giảm nhiệt, dù vẫn giữ mức cao kỷ lục 20 năm qua. Điều này giúp giảm áp lực lên các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 29/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 28/9 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.823 USD/tấn, giảm 0,03%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, xuất khẩu hồ tiêu của nước này trong 7 tháng đầu năm đạt 6.991 tấn, giảm 69,04% so với mức 22.580 tấn của cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Campuchia với thị phần chiếm đến 90,1%, ở mức 6.299 tấn.

Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết, ngành hồ tiêu đang phải đối phó với xu hướng giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.

Điều này xuất phát từ sự lây lan kéo dài của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, và sự không chắc chắn xung quanh tăng trưởng kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, xuất khẩu tiêu cũng bị kìm hãm do giá mặt hàng này giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, khiến người nông dân do dự trong việc bán cho thương lái. Trong khi, sản lượng cũng bị ảnh hưởng đáng kể do lượng mưa cao bất thường trong năm nay.

Do thiếu kho bãi và cơ sở sấy khô nội địa, cùng với chi phí đắt đỏ liên quan đến việc xuất khẩu hồ tiêu sang các thị trường xa hơn nên hồ tiêu Campuchia vẫn chủ yếu được bán sang Việt Nam.