Chờ...

Giá xăng dầu hôm 14/4/2020: Diễn biến trái chiều sau khi OPEC+ đạt thỏa thuận giảm sản lượng lịch sử

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 14/4 trái chiều khi thị trường lo ngại về sự phá hủy nhu cầu từ đại dịch Covid-19, dẫn đến dư cung gây áp lực lên giá ngay cả khi OPEC+ đạt được thoả thuận giảm sản lượng.

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Tại thời điểm 7h30, ngày 14/4, giờ Việt Nam, giá dầu WTI tăng 4,7% lên 23,5 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 8,5% xuống 31,8 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2020

Ảnh minh họa: internet

Kết phiên giao dịch hôm thứ hai (13/4) giá dầu WTI giảm 1,5% xuống 22,4 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 33 cent xuống 31,8 USD/thùng.

Ban đầu, OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đồng ý giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày, tương đương với 10% nguồn cung của toàn cầu. Tuy nhiên, Mexico phản đổi mức cắt giảm mà OPEC+ đưa ra đối với nước này là 400.000 thùng/ngày.

Thoả thuận sau đó được chốt lại với tổng mức cắt giảm là 9,7 triệu thùng bắt đầu từ 1/5 đến hết tháng 6. Trong đó Mexico sẽ giảm 100.000 thùng/ngày thay vì 400.000 thùng/ngày như ban đầu. Từ tháng 7 đến hết năm 2020, các nước tiếp tục giảm 7,7 triệu thùng/ngày và 5,8 triệu thùng từ tháng 1/2021 đến hết tháng 4/2022.

Saudi Arabia trong ngày 13/4 đã thiết lập giá bán dầu thô chính thức giao tháng 5, giảm giá sang Châu Á và giữ ổn định đối với dầu thô sang Châu Âu nhưng nâng giá bán sang Mỹ. Trong khi các nhà phân tích nghi ngờ về khả năng tuân thủ của các nhà sản xuất với việc cắt giảm sản lượng, nhất là kể từ khi Mexico cắt giảm ít hơn so với yêu cầu ban đầu. Ngay cả khi thỏa thuận được tuân thủ hoàn toàn, những lo ngại về nhu cầu yếu vẫn hạn chế giá dầu tăng.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia thái tử Abdulaziz bin Salman cho biết các quốc gia trong tổ chức G20 đã cam kết cắt giảm khoảng 3,7 triệu thùng/ngày và việc mua cho kho dự trữ chiến lược sẽ đạt khoảng 200 triệu thùng trong vài tháng tới, đưa tổng lượng dầu cắt giảm lên khoảng 19,5 triệu thùng/ngày.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng thế giới giảm gần 30% vì đại dịch Covid-19, khiến hơn 110.000 người tử vong, nhiều quốc gia phải phong tỏa. Điều này dự kiến dẫn đến tình trạng dư cung kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Bên ngoài OPEC+, Canada sẵn sàng cắt giảm sản lượng và Na Uy cho biết sẽ quyết định cắt giảm trong tương lai gần.

Mỹ, nơi luật chống độc quyền khiến họ khó hành động cùng với OPEC, cho biết giá dầu thấp nghĩa là sản lượng của họ sẽ giảm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong năm nay không cần kế hoạch cắt giảm.

Các nhà phân tích tại Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 3 và quý 4 lên lần lượt 35 USD và 45 USD/thùng.

Morgan Stanley cũng nâng dự báo giá dầu trong nửa cuối năm nay lên từ 30 tới 35 USD/thùng.

Giá xăng dầu trong nước giảm sâu kỷ lục từ 15h00 ngày 13/4/2020: RON95 còn gần 12.000 đồng

Thông tin từ Bộ Công thương vừa phát đi: giá xăng dầu tiếp tục giảm thêm từ 500-600 đồng/lít kể từ 15h00 chiều ngày 13/4/2020.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sốc, xăng RON95 giảm hơn 2.000 đồng

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 157-390 đồng/lít

Tiếp tục dừng chi Quỹ bình ổn giá với tất cả các loại xăng dầu, nhà điều hành thực hiện trích lập vào Quỹ ở mức 400 đồng/lít; xăng RON95, dầu hỏa và dầu diesel ở mức 1.400 đồng/lít; dầu mazut trích lập ở mức 200 đồng/kg.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

- Xăng E5RON92: giảm 613 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: giảm 621 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: giảm 436 đồng/lít;

- Dầu hỏa: giảm 502 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 126 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 11.343 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 11.939 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 10.823 đồng/lít;

- Dầu hỏa: không cao hơn 8.639 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 9.327 đồng/kg.

Nhà điều hành cho biết bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 13-4 có xu hướng tăng/giảm đan xen, nhưng xu hướng chung là giảm khoảng 4 USD/thùng xăng, dầu các loại.

Đây là lần giảm thứ 7 liên tiếp từ đầu năm 2020 đến nay. Việc điều hành giá xăng dầu cũng góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 Quốc hội giao, tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 14/4/2020

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2020: Tăng mạnh gần 5% sau khi OPEC+ giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ ngày- Giá xăng dầu ngày 13/4 tăng gần 5% sau khi OPEC+ đã hoàn tất thỏa thuận giảm sản lượng dầu thô 9,7 triệu thùng/ngày, mức giảm được cho là lịch sử nhưng dường như vẫn chưa đủ để ứng phó ...
Giá vàng hôm nay 14/4/2020: Vượt mốc 1.700 USD, cao nhất hơn 7 năm qua– Giá vàng tương lai ghi nhận ở mức 1.758 USD, mức cao nhất trong 7,5 năm.