Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 11/10/2023: Dự báo xăng dầu lao dốc 1.300đồng/lít

VOH - Giá xăng dầu ngày 11/10 giảm nhẹ do lo ngại giảm bớt về nguồn cung từ cuộc xung đột giữa Israel và  Hamas. Giá xăng trong nước dự kiến sẽ giảm lần thứ hai liên tiếp vào chiều nay.
Giá xăng dầu hôm nay 11/10/2023: Dự báo xăng dầu lao dốc 1.300đồng/lít 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước

Dự đoán giá xăng giảm mạnh 1.300 đồng/lít, trong khi giá dầu có thể giảm tới 1.000 đồng/lít do giá dầu thế giới tuần qua có xu hướng đi xuống.

Giá nhập khẩu từ thị trường Singapore cũng đang giảm so với kỳ điều hành trước. Vì thế giá xăng, dầu trong nước ở kỳ điều hành ngày 11/10 sẽ có cơ hội giảm mạnh lần thứ hai liên tiếp

Giá bán các loại xăng dầu hôm nay ngày 11/10 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 2/10 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON92 giảm 695 đồng/lít, xuống 23.502 đồng/lít, giá xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, còn hơn 24.842 đồng/lít.

Giá dầu mazut giảm 395 đồng/kg, không cao hơn 17.452 đồng/kg; giá dầu diesel không cao hơn 23.594 đồng/lít, giữ nguyên so với giá kỳ trước; giá dầu hỏa không cao hơn 23.816 đồng/lít, cũng không thay đổi so với kỳ trước.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 11/10/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 11/10/2023: Dự báo xăng dầu lao dốc 1.300đồng/lít 2
 

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu ngày 11/10, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ chững lại ở 85,97 USD/thùng, giá dầu thô Brent giao tháng 12 giảm 0,05% xuống 87,69 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 11/10/2023

Giá xăng dầu hôm nay 11/10/2023: Dự báo xăng dầu lao dốc 1.300đồng/lít 3
 

Chốt phiên giao dịch ngày 10/10, giá dầu thô Brent giảm 50 US cent xuống 87,65 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 41 US cent xuống 85,97 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm cả hai loại dầu đều giảm hơn 1 USD.

Cuộc xung đột này làm gia tăng lo ngại về bất ổn địa chính trị tại Trung Đông. Xung đột giữa Hamas và Israel tác động mạnh đến giá dầu và vàng.

Mặc dù Israel sản xuất rất ít dầu thô nhưng các chuyên gia lo ngại nếu xung đột leo thang có thể ảnh hưởng đến nguồn cung ở Trung Đông và làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt nguồn cung.

Tác động của cuộc xung đột cũng có thể khiến khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Iran chậm lại. Sản lượng dầu xuất khẩu của Iran vốn đã tăng trưởng đáng kể trong năm nay, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giá dầu Brent cuối cùng cũng sẽ ổn định trong khoảng từ 90 đến 100 USD/thùng trong quý IV, đồng thời cho rằng, xung đột Hamas - Israel làm tăng nguy cơ giá dầu Brent tương lai vượt mức 100 USD/thùng.

Đà tăng của giá xăng dầu cũng bị kìm hãm khi các thông tin cho thấy Venezuela đang đạt được một số bước tiến trong việc đàm phán với Mỹ để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt, mở ra triển vọng gia tăng nguồn cung dầu từ Venezuela ra thị trường quốc tế.

Các nhà phân tích và mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics còn dự đoán có thể giao dịch ở mức cao kỷ lục 101,80 USD/thùng sau 12 tháng nữa.