Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Giá xăng dầu trong nước tăng từ 600 - 1.000 đồng/lít

(VOH) Giá xăng dầu ngày 13/6 giảm mạnh khi đồng USD ở mức cao và lo ngại về nguồn cung giảm. Chiều nay, giá xăng dầu trong nước tăng từ 600 - 1.000 đồng/lít.

Giá trong nước có thể tăng từ 600 - 1.000 đồng/lít

Sáng 13.6, một lãnh đạo đầu mối xăng dầu phía nam cho biết, nếu không sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, xăng trong nước chiều nay (13.6) có thể tăng mức 600 - 800 đồng/lít, giá xăng tăng cao hơn, trên 1.000 đồng/lít. Nếu sử dụng quỹ bình ổn, mức tăng đối với mặt hàng xăng khoảng 500 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 13/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giả sử mức tăng 600 đồng/lít đối với xăng, giá xăng RON 95-V tại thị trường vùng 2 (xa cảng, kho...) đã lên 33.410 đồng/lít, tại thị trường vùng 1 (gần cảng biển) cũng lên 32.770 đồng/lít.

Theo dữ liệu từ Bộ Công thương cập nhật đến ngày 9-6, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore là 148,6 USD/thùng đối với xăng RON92; 154,2 USD/thùng đối với xăng RON95. Tăng cao hơn giá bình quân tại lần điều chỉnh trước.

Trong khi đó, Bộ Tài chính cho biết đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo luật Giá (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế sau hơn 9 năm thi hành. Đối với giá xăng dầu, Bộ đề nghị bỏ các quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay chỉ tồn tại quỹ bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên gắn với quy định về đưa mặt hàng này vào diện quản lý theo giá tham chiếu thì đã có thể xem xét bỏ quỹ bình ổn giá để giá xăng dầu được vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường và tôn trọng các nguyên tắc thị trường.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 13/6/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Giá xăng dầu trong nước tăng từ 600 - 1.000 đồng/lít từ 15h chiều nay 2

Giá xăng dầu thế giới suy yếu

Giá xăng dầu ngày 21/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 4,17% xuống 118,17 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 8 cũng giảm 1,94% xuống 119,56 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 13/6/2022

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Giá xăng dầu trong nước tăng từ 600 - 1.000 đồng/lít từ 15h chiều nay 3

Giá dầu giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (13/6), khi đồng USD ở mức cao và lo ngại về nguồn cung giảm bớt sau khi các công ty Na Uy thống nhất được vấn đề tiền lương.

Đồng USD mạnh khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 1,21% lên 104,328.

Trong khi đó, các công ty dầu mỏ và người lao động ở Na Uy đã thống nhất về nguyên tắc một thỏa thuận tiền lương mới, tránh để xảy ra một cuộc đình công tại 9 mỏ có thể ảnh hưởng đến sản lượng dầu của nước này, các nhà tuyển dụng và công đoàn cho biết hôm 12/6.

Hai trong số ba công đoàn đã đàm phán với các công ty dầu mỏ sẽ tìm kiếm sự đồng thuận từ các thành viên trước khi họ chính thức thông qua thỏa thuận, đại diện cho người sử dụng lao động và hai lãnh đạo công đoàn nói với Reuters.

Trước đó, khoảng 845 công nhân trong số 7.500 người lao động trên các giàn khoan ngoài khơi đã lên kế hoạch đình công từ ngày 12/6 nếu các cuộc đàm phán lương hàng năm với người sử dụng lao động không thành công, công đoàn Safe, Industri Energi và Lederne cho biết.

Công đoàn lớn nhất trong số ba công đoàn, Industri Energi, đã thống nhất một thỏa thuận tiền lương và sẽ không cần sự chấp thuận của các thành viên, họ cho biết trong một tuyên bố.

Tại Mỹ, dữ liệu từ AAA cho thấy, giá xăng trung bình đã đạt hơn 5 USD/gallon lần đầu tiên vào thứ Bảy (11/6), kéo dài đà tăng chi phí nhiên liệu đang khiến lạm phát leo thang.

Cụ thể, giá trung bình trên toàn quốc đối với khí không chì thông thường đã tăng lên 5,004 USD/gallon từ mức 4,986 USD một ngày trước đó.

Giá xăng tăng cao đang là vấn đề đau đầu đối với Tổng thống Joe Biden và các thành viên đảng Dân chủ trong quốc hội, khi họ gặp khó khăn để duy trì quyền kiểm soát mỏng manh của mình tại Quốc hội với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11.

Ông Biden đã sử dụng nhiều đòn bẩy để cố gắng hạ giá, gồm cả việc giải phóng kỷ lục từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ, miễn trừ các quy định về sản xuất xăng mùa hè và dựa vào các nước OPEC để tăng sản lượng.

Tuy nhiên, giá nhiên liệu vẫn tăng vọt trên khắp thế giới do sự kết hợp của nhu cầu tăng trở lại, các lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất dầu Nga sau cuộc tấn công Ukraine và việc siết chặt công suất lọc dầu.