Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2023: Dự báo có thể tăng lần thứ 7 từ chiều nay

VOH - Giá xăng dầu ngày 21/9 giảm nhẹ sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed. Giá xăng trong nước dự kiến sẽ tăng hơn 1.000 đồng/lít vào chiều nay.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2023: Dự báo có thể tăng lần thứ 7 từ chiều nay 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước

Dự đoán giá xăng có thể tăng hơn 1.000 đồng/lít vào ngày mai 21/9 do iá dầu thế giới đã tăng mạnh có thời điểm lên mức cao nhất và giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore 10 ngày qua tăng cao.

Trước diễn biến này, nhiều ý kiến dự đoán, trong kỳ điều chỉnh chiều nay 21/9, giá xăng có thể tăng hơn 1.000 đồng/lít, còn giá dầu diesel có thể tăng 900 đồng/lít.

Giá bán các loại xăng dầu hôm nay ngày 21/9 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 11/9 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng E5 RON92 vẫn giữ mức 23.471 đồng/lít, xăng RON95 giữ mức 24.871 đồng/lít, không thay đổi so với kỳ điều hành cũ.

Giá dầu diesel tăng 410 đồng/lít, không cao hơn 23.055 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 374 đồng/lít, không cao hơn 23.188 đồng/lít và giá dầu mazut  giữ nguyên 17.704 đồng/kg, mức giá từ kỳ trước.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 21/9/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2023: Dự báo có thể tăng lần thứ 7 từ chiều nay 2
 

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu ngày 21/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,84% xuống 88,92 USD/thùng, giá dầu thô Brent giao tháng 11 giảm 0,34% xuống 92,84 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h15 ngày 21/9/2023

Giá xăng dầu hôm nay 21/9/2023: Dự báo có thể tăng lần thứ 7 từ chiều nay 3
 

Chốt phiên giao dịch ngày 20/9, giá dầu thô Brent giảm 0,9% xuống 93,53 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 82 US cent xuống 89,66 USD. Đây là mức chốt phiên thấp nhất của dầu Brent kể từ ngày 13/9.

Bất chấp xu hướng giảm, dầu Brent vẫn nằm trong vùng quá mua về mặt kỹ thuật trong ngày thứ 14 liên tiếp, đây sẽ là chuỗi dài nhất kể từ năm 2012.

Sau đà tăng nóng những ngày gần đây, giá xăng dầu thế giới chịu áp lực điều chỉnh giảm khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm trở lại đây. Động thái này đúng như dự đoán của thị trường và không gây bất ngờ với giới đầu tư.

Fed cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Mỹ từ 1,1% lên 1,5%.

Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Tại Anh, dữ liệu cho thấy lạm phát giảm bất ngờ trong tháng 8, khi chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 6,7%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Goldman Sachs kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ giữ nguyên lãi suất. Quyết định sẽ được đưa ra vào hôm nay.

Tại Nhật Bản, xuất khẩu trong tháng 8 giảm tháng thứ 2 liên tiếp, do nhu cầu thép và dầu nặng của Trung Quốc sụt giảm, đồng thời làm dấy lên lo ngại về tình trạng suy thoái do lãi suất toàn cầu tăng cao.