Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 4/3: Phục hồi sau khi trượt khỏi “đỉnh” bởi đàm phán hạt nhân Iran

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 4/3, giá dầu thô tăng sau khi trượt khỏi “đỉnh” với hy vọng sớm đón dòng dầu từ Iran bổ sung thêm cho một thị trường đang thiếu hụt.

Giá xăng dầu thế giới tăng

Giá xăng dầu ngày 4/3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,16% lên 109,31 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,09% lên 110,51 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 4/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 4/3/2022

Giá xăng dầu hôm nay 4/3: Phục hồi sau khi trượt khỏi “đỉnh” bởi đàm phán hạt nhân Iran 2

Chốt phiên giao dịch ngày 3/3, giá dầu Brent giao sau giảm 2,2% xuống 110,46 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,6% xuống 107,67 USD.

Trong phiên, có thời điểm cả hai loại dầu thô đều tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, với giá dầu Brent tăng lên 119,84 USD, mức cao nhất kể từ tháng 5/2012, trong khi giá dầu WTI chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2008 ở 116,57 USD.

Giao dịch biến động do các nhà đầu tư ban đầu đặt mua khiến giá lên mức cao nhất nhiều năm bởi lo lắng về các lệnh trừng phạt Nga sẽ làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ.

Nga xuất khẩu 4 tới 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, nhưng các công ty đang tránh xa nguồn cung của Nga và tranh giành những loại dầu khác.

Washington và các đồng minh phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, nhưng các biện pháp này cho đến nay vẫn chưa nhắm đến xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Một vòng trừng phạt mới được Nhà Trắng công bố hôm 2/3 đã cấm xuất khẩu các công nghệ lọc dầu cụ thể, khiến Nga khó hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu hơn.

Các thương nhân vẫn cảnh giác với dầu của Nga. Reuters dẫn các nguồn tin thị trường cho biết ít nhất 10 tàu chở dầu không tìm được người mua hôm 2/3.

Các báo cáo truyền thông cho rằng Mỹ và Iran đã gần hoàn thành một thỏa thuận có thể đưa hơn một triệu thùng dầu mỗi ngày hay khoảng 1% nguồn cung toàn cầu trở lại thị trường.

Việc cứu trợ nguồn cung này chỉ có thể lấp đầy một phần lỗ hổng do người mua cắt giảm mua dầu của Nga, nước chiếm khoảng 8% lượng dầu xuất khẩu toàn cầu.

Jarand Rystad giám đốc điều hành của Rystand Energy cho biết, họ dự kiến xuất khẩu dầu của Nga sẽ giảm 1 triệu thùng/ngày từ ảnh hưởng gián tiếp của các lệnh trừng phạt. Ông dự kiến giá dầu có thể tiếp tục tăng, khả năng vượt 130 USD/thùng.

Bình luận