Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 7/12/2023: Giá thế giới lao dốc 4%, giá trong nước dự kiến giảm chiều nay

VOH - Giá xăng dầu ngày 7/12, giá dầu biến động trái chiều sau khi giảm mạnh gần 4% do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu khi tồn kho xăng Mỹ tăng. Giá trong nước chiều nay sẽ giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 7/12/2023: Giá thế giới lao dốc 4%, giá trong nước dự kiến giảm chiều nay 1

Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước giảm

Một số doanh nghiệp xăng dầu trong nước dự báo, mức giảm của giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh chiều nay (7.12) có thể cao hơn mức dự báo vài ngày trước. Theo đó, mặt hàng xăng có thể giảm 650 - 700 đồng/lít, dầu giảm thấp hơn, từ 100 - 500 đồng/lít/kg.

Mức giảm này chưa bao gồm Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các loại thuế phí, nếu có thay đổi. Tuy vậy, Viện dầu khí Việt Nam tính toán giá xăng dầu bán lẻ trong nước có thể giảm 1,2-1,9%, tương đương 270 - 336 đồng.

Giá xăng dầu hôm nay 7/12/2023: Giá thế giới lao dốc 4%, giá trong nước dự kiến giảm chiều nay 2
 

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 34 đợt điều chỉnh, trong đó có 18 đợt tăng, 12 đợt giảm và 4 đợt giữ nguyên. 

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 7/12/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Trong phiên giao dịch sáng ngày 7/12, giá dầu biến động trái chiều. Tại thời điểm 7h30 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent đi ngang ở 74,3 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ phục hồi nhẹ, tăng 0,36% lên 69,63 USD.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 7/12/2023

Giá xăng dầu hôm nay 7/12/2023: Giá thế giới lao dốc 4%, giá trong nước dự kiến giảm chiều nay 3
 

Chốt phiên giao dịch ngày 6/12, giá dầu thô Brent giảm 3,8% xuống 74,3 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 4,1% xuống 69,38 USD.

Giá dầu thô giảm thêm gần 4% tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (6/12) xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6, do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy tồn kho xăng tăng nhiều hơn dự kiến.

Phó chủ tịch Dennis Kissl phụ trách giao dịch tại BOK Financial, cho hay có sự suy giảm nhu cầu đối với nhiên liệu.

Lo ngại về sức khỏe kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu trong tương lai cũng gây áp lực lên giá, một ngày sau khi cơ quan xếp hạng Moody's hạ triển vọng xếp hạng A1 của Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của Mỹ đã tăng 5,4 triệu thùng trong tuần trước, gấp hơn 5 lần mức tăng 1 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến. Giá xăng tương lai của Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hai năm.

Nhu cầu xăng tuần trước thấp hơn 2,5% so với mức trung bình theo mùa trong 10 năm.

Đồng USD chạm mức cao nhất trong hai tuần cũng gây áp lực lên nhu cầu vì nó khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.

Sự sụt giảm bất ngờ trong tồn kho dầu thô của Mỹ hầu như không mang lại hỗ trợ gì cho thị trường. Cụ thể, tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm 4,6 triệu thùng, vượt xa mức giảm 1,4 triệu thùng mà các nhà phân tích dự kiến.

Thị trường cũng lo ngại liên minh OPEC+ khó có thể kéo dài việc siết chặt nguồn cung khi việc cắt giảm sản lượng khai thác trong quý 1/2024 là dựa trên cơ chế “tự nguyện” của các quốc gia thành viên và phần lớn lượng cắt giảm là đến từ Saudi Arabia và Nga - những nước đang cắt giảm mạnh sản lượng. OPEC+ hiện đang kiểm soát hơn 40% tổng nguồn cung dầu toàn cầu.

Saudi Arabia và Nga đã đồng loạt khẳng định OPEC+ có thể sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn hoặc kéo dài thời gian giảm sản lượng nhằm duy trì sự cân bằng trên thị trường. Tuy nhiên, kể từ ngày 29/11 - thời điểm OPEC+ nhóm họp đến nay, giá dầu thô đã mất gần 11%.