Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Giảm mạnh, tuột khỏi mốc 120 USD/thùng

(VOH) Giá xăng dầu ngày 7/6 tiếp tục giảm trong bối cảnh Saudi Arabia nâng giá bán dầu thô kỳ hạn giao tháng 7 nhưng việc các nhà sản xuất dầu của OPEC + tăng sản lượng sẽ khiến chặt nguồn cung giảm.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 7/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,08% xuống 118,41 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 8 cũng giảm 0,65% xuống 119,4 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 7/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00ngày 7/6/2022

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Giảm mạnh, tuột khỏi mốc 120 USD/thùng 2

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai (6/6), giá dầu thô Bren giảm 0,2% xuống 119,51 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm giá lên cao nhất phiên ở 121,95 USD.

Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 118,5 USD/thùng, sau khi lên cao nhất trong 3 tháng ở 120,99 USD. Giá dầu WTI đã giảm tới 1 USD vào đầu phiên.

Arab Saudi đã nâng giá bán chính thức (OSP) của tháng 7 cho loại dầu thô nhẹ Arab sang thị trường châu Á, tăng thêm 2,1 USD so với tháng 6 lên mức cao 6,5 USD so với mức giá của dầu Oman/Dubai, chỉ thấp hơn mức kỷ lục ghi nhận hồi tháng 5 khi giá chạm mức cao do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Việc tăng giá diễn ra sau quyết định tăng sản lượng trong tháng 7 và tháng 8 thêm 648.000 thùng/ngày của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, vào tuần trước mặc dù hạn chế về năng lực lọc dầu toàn cầu giúp giá neo ở mức cao.

Theo ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Associates ở Galena, Illinois (Mỹ), đầu vào của các nhà máy lọc dầu ở Mỹ đã giảm khoảng 6% so với 4 năm trước tại thời điểm này, với sự sụt giảm này liên quan đến việc nhu cầu dầu thô ít hơn, đồng thời góp phần thắt chặt thị trường xăng và dầu diesel.

Mức tăng sản lượng được áp dụng cho tất cả thành viên OPEC+, trong khi nhiều nước trong số đó có rất ít dư địa để tăng sản xuất và trong đó có Nga - quốc gia đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây sau cuộc tấn công Ukraine vào tháng 2.

Chỉ với một số ít thành viên OPEC+ có công suất dự phòng, các nhà phân tích của JP Morgan dự đoán mức tăng sản lượng của nhóm là khoảng 160.000 thùng/ngày vào tháng 7 và 170.000 thùng/ngày vào tháng 8.

Ngày 6.6, bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Citi đã nâng dự báo giá dầu trong năm nay và triển vọng giá trung bình cho năm 2023. Citi cho rằng sự chậm trễ trong các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran là yếu tố chính làm gia tăng sự thắt chặt trên thị trường dầu. Nếu gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Iran sẽ bắt đầu tác động đến thị trường dầu trong quý đầu tiên của năm sau, bổ sung thêm 0,5 triệu thùng/ngày và sau đó là 1,3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023. Trước sự thắt chặt hơn nữa của thị trường, Citi đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý 2 năm nay thêm 14 USD lên 113 USD/thùng và mức giá dự đoán cho quý 3 và quý 4 cũng được tăng thêm 12 USD lên lần lượt 99 USD và 85 USD. Như vậy, giá dầu Brent trung bình ở mức 75 USD/thùng trong năm 2023, tăng 16 USD so với dự báo trước đó.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Ở kỳ điều hành ngày 1/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 7/6/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Giảm mạnh, tuột khỏi mốc 120 USD/thùng 3