Tổng hợp 23 chữ Trung Quốc đẹp, ý nghĩa sâu sắc

VOH - Trong tiếng Trung có nhiều chữ nhìn tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nét nghĩa đẹp. Cùng điểm qua một số chữ Trung Quốc đẹp ý nghĩa thích hợp để treo trong ngày Tết.

Tập tục xin chữ đầu năm đã tồn tại từ lâu đời, thể hiện mong ước về một năm mới bình an, thành đạt và may mắn. Bên cạnh việc xin chữ bằng chữ Quốc ngữ, một số người lại xin chữ Trung Quốc đẹp ý nghĩa, để gửi gắm những ước nguyện ngày xuân.

“Phúc - Lộc - Thọ” chữ Hán ý nghĩa thế nào?

Trong những ngày Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại tìm đến ông Đồ hay những người “văn hay chữ tốt” để xin chữ đầu năm nhằm cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn. Ngươi xin chữ có thể xin chữ Quốc ngữ hay chữ Hán. Trung Quốc có nhiều từ đơn giản nhưng lại mang nhiều nét nghĩa đẹp trong đó, điển hình là chữ “福 - 禄 - 寿” (Phúc - Lộc - Thọ).

Ý nghĩa chữ “福” (Phúc)

Một trong những chữ Trung Quốc đẹp, ý nghĩa nhất phải kể đến là chữ “福”. Đây là chữ Hán tự, biểu tượng cho sự may mắn, phúc lộc được dùng trong cụm từ “hạnh phúc”.

Trong cuốn Thuyết văn giải tự có viết: “Phúc, hựu dã”, tức chữ “Phúc” nghĩa là Thần giúp đỡ, Thần phù hộ. Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Phúc nghĩa là đầy đủ, đầy đủ có nghĩa là mọi việc đều thuận lợi”.

Theo Từ điển Hán Nôm, chữ “福” gồm bộ “礻” (bộ Kỳ), có nghĩa là Thần đất, bày tỏ tế Thần; chữ “一” (Nhất) biểu thị quẻ Càn, nghĩa là “Dương”, là “Trời”; chữ “口” (Khẩu) có nghĩa là “nhân khẩu”, “người” và chữ “田” (Điền” có nghĩa là “ruộng đất”, “đất đai”.

Do đó, “福” (Phúc) nghĩa là được Thần, Trời phù hộ cho có người, có tài sản đất đai. Người có “Phúc” là người luôn gặp may mắn về tài sản, con người.

voh-chu-trung-quoc-dep-y-nghia-1
Chữ “福” (Phúc) là một trong những chữ Trung Quốc đẹp, có ý nghĩa hay - Ảnh: Internet

Chữ “Phúc” cổ xưa nhất được phát hiện trên xương động vật, có niên đại khoảng 3.500 năm, thuộc thể chữ Giáp cốt. Chữ “Phúc” thể Giáp cốt được khắc họa dưới dạng hình vẽ một người hai tay dâng bình rượu lên ban thờ để tế lễ Trời Đất và Thần linh, cầu xin sự phù hộ và ban phúc.

Đến thời kỳ đồ đồng, chữ “Phúc” được tìm thấy trên các di vật đồ đồng thuộc thể Kim văn. Lúc này, hình dáng chữ đã được đơn giản hoá, chỉ còn lại hình ảnh ban thờ và vò rượu. Sự kết hợp này có ý nghĩa cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy, thế là đủ.

Ngày nay, chữ “Phúc” được hiểu theo nghĩa là giàu, điều tốt lành, việc may mắn. Người Á Đông cực kỳ coi trọng biểu tượng chữ Phúc. Có thể bắt gặp chữ “福” trên nhiều vật trang trí, trong kiến thức và cả trên trang phục. Nhiều chữ Hán kết hợp với chữ “Phúc” cũng chỉ sự vui vẻ, ấm no, an lành, phúc đức,….

Ý nghĩa chữ “禄” (Lộc)

Chữ “禄” (Lộc) nằm trong danh sách những chữ Hán ý nghĩa hay và thâm thúy.  Bởi theo Thuyết văn giải tự: “Lộc, phúc dã”, nghĩa là“Lộc chính là Phúc vậy”.

Vì sao Lộc lại được xem là Phúc? Bởi vì có “Phúc” nghĩa là có phúc khí. Khi phúc khí xuất hiện, mọi việc trở nên suôn sẻ. Người làm ăn, kinh doanh sẽ gặt hái của cải vật chất. Người làm công ăn lương hay quan chức sẽ đạt được thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.

“Phúc” được ví như nguồn nước, còn “Lộc” là vật dùng để chứa nước. Chúng ta dùng thùng, vò, hay bình để lấy nước thì sẽ có lượng nước tương ứng với đồ chứa đó. Điều này giải thích tại sao người xưa nói “Lộc chính là Phúc”. “Phúc” là gốc rễ, còn “Lộc” là những cành lá, hoa trái mọc ra từ gốc rễ ấy.

Theo Từ điển Hán Nôm, “禄” (Lộc) gồm bộ “礻” (bộ Kỳ) có nghĩa là Thần đất, bày tỏ tế Thần; bộ “彑” hoặc “彐” (bộ Ký), nghĩa là đầu lợn; và chữ “水” (Thủy) nghĩa là nước. Như vậy chữ “禄” (Lộc) có nghĩa tế lễ Trời Đất, Thần linh để công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc.

Trong thời phong kiến, chữ “禄” (Lộc) mang nghĩa là phúc khí, tốt lành, bổng lộc, thường gắn liền với vua ban, người dân biếu.

Ngày nay, chữ “禄” (Lộc) được hiểu theo nghĩa rộng và bao quát hơn. Chỉ cần con người luôn chịu khó học hỏi, làm việc, tích lũy kinh nghiệm thì có thể đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và dư dả tiền bạc.

Chữ “禄” (Lộc) còn được hiểu theo ý nghĩa là sự đâm chồi, nảy lộc, là biểu tượng của sự cố gắng.

Ý nghĩa chữ “壽” (Thọ)

Chữ “壽” (Thọ) là chữ Trung Quốc đẹp mang nhiều ý nghĩa. Trong Thuyết văn giải tự, chữ “壽” (Thọ) được giải nghĩa là “Cửu dã”, tức là “lâu dài”. Vì vậy, khi nói con người sống thọ, ý chỉ tuổi thọ được kéo dài, cũng gọi là trường thọ.

voh-chu-trung-quoc-dep-y-nghia-2
Chữ “壽” (Thọ) là sự kết hợp của “士一工一寸口” (Sĩ Nhất Công Nhất Thốn Khẩu) - Ảnh: Internet

Bí quyết để đạt được sự trường thọ ẩn chứa trong chính cách viết của chữ Thọ. Chữ chữ Thọ (壽) là sự kết hợp của “士一工一寸口” (Sĩ Nhất Công Nhất Thốn Khẩu)

Những chữ này điều có ý nghĩa riêng, cụ thể:

  • Người sĩ (士) là người có trí tuệ, hiểu biết quy luật tự nhiên.
  • Một mặt (一) lao động, cống hiến cho cộng đồng và xã hội (工).
  • Một mặt (一) biết kiểm soát lời nói và việc ăn uống (口), giữ chừng mực (寸), vì “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra.”

Khổng Tử từng nói: “Người có trí tuệ thì vui vẻ, người có lòng nhân thì trường thọ”. Lão Tử cũng từng nói: “Chết mà không mất là trường thọ”. Và đây chính là ý nghĩa thực sự của chữ “Thọ”.

Ý nghĩa tam đa “Phúc - Lộc - Thọ” là gì?

“禄 - 禄 - 壽” (Phúc - Lộc - Thọ) cũng là tên gọi của 3 vị Tinh Quân là Phúc tinh, Lộc tinh và Thọ tinh, thế nên còn gọi là “Tam tiên”, tức là 3 vị Tiên cai quản vận may, tài lộc và thọ mệnh con người. Dân gian gọi 3 vị Tinh quân là “ông Tam Đa”, nghĩa là đa phúc, đa lộc, đa thọ.

Những người thuận theo Thiên mệnh và Đạo sẽ có phúc, lộc, thọ dồi dào và bền lâu. Ngược lại, những ai đi ngược Thiên mệnh, trái Đạo, sống vô đức, dù có thể tạm thời đạt được tài lộc, quyền thế hay địa vị, cuối cùng vẫn phải đối mặt với tai họa, yểu mệnh, thậm chí bất đắc kỳ tử. Mọi việc trong đời không xảy ra ngẫu nhiên, mà đều có quy luật, có nguyên nhân cả.

Vì vậy, các bậc trí thức xưa luôn thấu hiểu đạo lý đối nhân xử thế và quy luật tự nhiên. Khổng Tử từng nói: “Bất tri Thiên mệnh, vô dĩ vi quân tử” - nghĩa là, “Không hiểu Thiên mệnh thì không thể làm người quân tử”. Lão Tử cũng khẳng định: “Con người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”.

Những chữ Trung Quốc may mắn

“禄 - 禄 - 壽” (Phúc - Lộc - Thọ) chính là những Trung Quốc đẹp, ý nghĩa nhất được nhiều người lựa chọn xin chữ đầu năm để treo trong nhà. Ngoài 3 chữ trên thì vẫn còn nhiều chữ Hán ý nghĩa, nhìn tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nét đẹp.

Ý nghĩa chữ “” (Tài)

Chữ “才” (Tài) mang ý nghĩa cốt lõi là tài năng, năng lực và tài hoa. Đây là chữ biểu trưng cho khả năng vượt trội, sự khéo léo và phẩm chất đặc biệt mà một người sở hữu, giúp họ nổi bật trong một lĩnh vực hoặc công việc nào đó.

Ngoài ra, chữ “才” (Tài) còn là biểu tượng của sự phấn đấu, học hỏi và sáng tạo không ngừng để đạt được thành công.

Ý nghĩa chữ “” (Phú)

“富” (Phú) là một chữ Trung Quốc đẹp, mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Chữ “富” kết hợp từ chữ”宀” (miên), nghĩa là "mái nhà," biểu tượng của sự ổn định và che chở và chữ “畐” (phúc), nghĩa là "đầy ắp, trọn vẹn," thể hiện sự dư dả và viên mãn.

Ý nghĩa chữ “富” (Phú) không chỉ đại diện cho sự may mắn, tài lộc và phồn thịnh. Nó còn bao hàm ước vọng về một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy trên mọi phương diện.

Ý nghĩa chữ “” (Khang)

Chữ “康” (Khang) mang ý nghĩa sâu sắc về sức khỏe và lao động. Xét về tính biểu ý, “康” (Khang) gắn gắn liền với hình ảnh lao động tích cực, nơi con người làm việc để duy trì sức khỏe tốt. Điều này nhấn mạnh rằng, lao động, đặc biệt là lao động sáng tạo là nét đặc trưng của con người và cũng là yếu tố để giúp duy trì thể chất và tinh thần khỏe mạnh.

Quan niệm sức khỏe qua chữ “康” (Khang) thể hiện một cách nhìn tích cực và khoa học, rằng sức khỏe bền vững đến từ năng động và sáng tạo trong cuộc sống.

voh-chu-trung-quoc-dep-y-nghia-3
"An Khang" là một trong những từ thường được nhắc nhiều vào những ngày Tết - Ảnh: Internet

Vào những dịp Tết, người ta thường chúc nhau câu “An khang thịnh vượng” không chỉ mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe dồi dào mà còn gửi gắm mong ước về sự bình an, ổn định.

Ý nghĩa chữ “” (Hỷ)

Chữ “喜” (Hỷ) cũng là một chữ Hán đẹp, có ý nghĩa may mắn, tốt lành. “Hỷ” chính là việc vui mừng, phấn khởi. Đặc biệt, khi kết hợp hai chữ “Hỷ” với nhau sẽ trở thành “song hỷ” có nghĩa là 2 niềm vui lớn đến cùng lúc.

Ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, Hán tự này thường được dùng phần lớn trong tiệc vui mừng như cưới xin, dạm ngõ, tân gia.

Ý nghĩa chữ “” (Phát)

Chữ “发” (Phát) tiếng Trung có ý nghĩa là phất lên, nhận được nhiều tiền tài, trở nên giàu có. Thư pháp chữ “Phát” treo trong nhà mang hàm nghĩa mong muốn cuộc sống sung túc, giàu có. Ngoài ra, chữ “Phát” còn là đại diện cho số 8 - con số may mắn ý nghĩa “phát tài”.

Những chữ Hán đẹp ý nghĩa

Bên cạnh những chữ Trung Quốc đẹp may mắn thì còn có rất nhiều chữ Hán đẹp chứ đựng ý nghĩa sâu sắc.

Ý nghĩa chữ “” (Minh)

Chữ “明” (Minh) là một chữ Hán có nghĩa sáng suốt, thông minh, tài trí.

Ý nghĩa chữ “” (Thuận)

Nguồn gốc sâu xa của “顺” (Thuận) là biểu hiện của đạo hiếu. Làm con nghe theo sự dạy bảo của cha mẹ là thuận theo lẽ tự nhiên.

Ý nghĩa chữ “” (Đức)

Chữ “德” (Đức) mang trong mình nhiều nét đẹp tính cách của con người đó là hiền lành, lương thiện, đúng đạo lý làm người.

Ý nghĩa từ “德” (Đức) là đạo đức, thiện lương và cũng là nét đẹp của sự bình yên, không chấp niệm hay điều gì trái với luân thường đạo đức. “德” (Đức) còn có nghĩa là ân đức để luôn ghi nhớ và giúp lại người khác để tích đức.

Mặc dù ngày nay, chữ Hán này mang nhiều ý nghĩa, tuy nhiên chung quy lại là vẫn đề cao tình người. Sống trên đời không theo lý lẽ, không hợp tình là không có đức.

Ý nghĩa chữ “” (Tâm)

Chữ “心” (Tâm) trong tiếng Trung  là một chữ có ý nghĩa hay và sâu sắc. “心” (Tâm) chính là tấm lòng, là con tim. Con người sống trên đời cần phải có sự bao dung, độ lượng và biết nghĩ cho người khác.

Thư pháp chữ “Tâm” được treo trong nhà với hàm ý nhắc nhở bản thân phải luôn sống có tâm, có tấm lòng bao dung và vị tha với mọi người. Một người thiếu mất chữ “Tâm” thì chẳng khác gì kẻ mất lương tri.

Ý nghĩa chữ “” (Trí)

Ý nghĩa của chữ “智” (Trí) là thông minh, tài trí. Nền tảng trí thông minh là hiểu, nắm bắt tri thức, quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội.

Ý nghĩa chữ “” (Nhân)

Chữ “仁” (Nhân) là một chữ hội ý, được hợp thành từ chữ “人” (người) và nhị (hai- số nhiều), nghĩa là thân ái. “仁” (Nhân) là một khái niệm để thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người.

Ý nghĩa chữ “” (Nhẫn)

Ý nghĩa của chữ “忍” (Nhẫn) chính là sự thong dong, không vội vàng, bình tĩnh không nóng nảy, thể hiện tính cách bền bỉ, nén lại những thứ đang xảy ra và không để nó tác động đến bản thân.

Từ xưa đến nay, “忍” (Nhẫn) là một trong những chữ Trung Quốc hay ý nghĩa được mọi người xin chữ nhiều nhất để treo trong nhà để nhắc nhở bản thân phải biết nhẫn nại, nhẫn nhục, nén đau thương để thúc đẩy hành động.

voh-chu-trung-quoc-dep-y-nghia-4
“忍” (Nhẫn) là một trong những chữ Trung Quốc được mọi người xin chữ nhiều nhất - Ảnh: Internet

Ý nghĩa chữ “” (An)

Chữ “安” (An) là một chữ hội ý, được tạo thành từ chữ “宀” (miên - mái nhà) và “女” (nữ - người phụ nữ, con gái). Sự kết hợp này mang ý nghĩa biểu tượng rằng “安” (An) chính là sự bình yên và ổn định, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ở trong nhà, nơi mái ấm chở che, mang lại cảm giác an toàn và hòa thuận.

Hàm nghĩa sâu xa của chữ Trung Quốc này còn chứa đựng một triết lý nhân sinh sâu sắc, đó là nhắc nhở con người cần học cách giữ gìn sự an ổn ở trong cả tâm hồn lẫn cuộc sống.

Ý nghĩa chữ “” (Nghĩa)

Chữ 義 (Nghĩa) trong các từ điển tiếng Hán thường được giải thích là đạo lý, hay những hành vi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh. Nó biểu thị sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, hành xử theo lẽ phải, và bảo vệ giá trị của chân lý và công bằng.

Hành vi "giữa đường gặp chuyện bất bình, rút đao tương trợ", bảo vệ chính nghĩa và chân lý, được xem là những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.

Ý nghĩa chữ “” (Trung)

Chữ “忠” (Trung) mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tận tụy, lòng trung thành với tổ quốc, gia đình hoặc lý tưởng lớn.

Bên cạnh đó, “忠” (Trung) cũng là lời nhắc nhở, hướng con người đến sự hài hòa, ngay thẳng và chân thành cả tâm hồn lẫn hành động.

Ý nghĩa chữ “” (Tín)

“信” (Tín) là một từ Hán đẹp, ý nghĩa hay. Ý nghĩa của chữ “Tín” chính là sự trung thực, lời nói đáng tin cậy và trách nhiệm đối với lời hứa và hành động của bản thân.

Trong giao tiếp và ứng xử, con người cần cân kỹ lưỡng trước khi nói bất cứ điều gì, đảm bảo lời nói có căn cứ, chân thật và đi đôi với hành động, từ đó xây dựng lòng tin với người khác.

Ý nghĩa chữ “” (Lễ)

Chữ “禮” (Lễ) mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và triết lý Á Đông, biểu trưng cho sự tôn kính và chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa con người với thần linh, tổ tiên, và xã hội.

Theo quan niệm cổ, chữ “禮” (Lễ) biểu thị việc đặt ngọc vào trong đồ tế khí, thể hiện lòng thành kính, sự kính cẩn đối với thần linh, với mong muốn nhận được phúc lành và sự che chở.

Ý nghĩa chữ “” (Hiếu)

Ý nghĩa của chữ “孝” (Hiếu) chính là lòng biết ơn đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hoặc những người nuôi nấng bạn nên người.

Thời xưa, chữ “孝” (Hiếu) được Nho gia được biệt coi trọng, “Hiếu” là cái góc làm người và là một trong những đạo lý quan trọng mà mỗi người cần khắc sâu.

Thư pháp chữ “Hiếu” thường được nhiều người treo trong nhà để nhắc nhở bản thân luôn phải biết ơn chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mình.

Ý nghĩa chữ “” (Chí”)

Chữ “志” (Chí”) là một chữ Hán có ý nghĩa đẹp, thể hiện tấm lòng, ý nguyện và khát vọng của con người, đặc biệt là những người có học thức và ý chí mạnh mẽ. Đây là chữ biểu trưng cho sự kiên định, mục tiêu sống cao cả và sự quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để hoàn thiện bản thân.

Không chỉ là biểu tượng của khát vọng và lý tưởng sống, chữ “志” (Chí) còn nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của ý chí mạnh mẽ trong việc vượt qua nghịch cảnh, hướng tới sự hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng một cuộc sống ý nghĩa.

Ý nghĩa chữ “” (Khoa)

Ý nghĩa chữ “科” (Khoa) là cầu mong sự học hành thành đạt, thi cử đỗ đạt và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu hoặc sự nghiệp.

Thư pháp chữ “Khoa” thường được xin bởi những gia đình có con đang đi học, chuẩn bị thi cử, hoặc bởi những người mong muốn tiến xa trên con đường học vấn công danh.

Đầu xuân người ta vẫn thường xin những điều đơn giản gắn với những ước vọng tốt đẹp. Trên đây là một số chữ Trung Quốc đẹp có ý nghĩa may mắn, tốt lành, hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra được một chữ phù hợp nhất.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo dõi chuyên mục Thường thức để cập nhật các bài viết hữu ích!

Bình luận