Chờ...

Thúc đẩy TPHCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của Khu vực ASEAN

VOH - TPHCM hiện có 132 bệnh viện; 22 Trung tâm Y tế, HCDC; 310 Trạm Y tế; hơn 7.100 Phòng khám tư nhân; 39 Trạm cấp cứu.

TPHCM đang tập trung xây dựng thành phố trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của Khu vực ASEAN để nhắm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm: Chuyên nghiệp hóa hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện; Nâng cao năng lực quản lý, khuyến khích đổi mới sáng tạo; Củng cố y tế cơ sở phát triển y tế cộng đồng; Nâng cao năng lực phòng chống dịch; Phát triển nguồn nhân lực y tế phù hợp với từng nhiệm vụ; Đẩy nhanh chuyển đổi số, xây dựng phát triển y tế thông minh; Ưu tiên đầu tư thiết bị và cơ sở hạ tầng phát triển kỹ thuật AI, kỹ thuật y tế chuyên sâu.

nguyen hoai nam_voh
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố phát biểu tại Hội nghị Đối Thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền TPHCM do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp Sở Y tế Thành phố tổ chức, vào sáng 4/10.

Thành phố xây dựng 15 đề án để cụ thể hóa thúc đẩy TP.HCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của Khu vực ASEAN là:

1. Củng cố tổ chức, bộ máy và nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố.

2. Chính sách đặc thù về củng cố và phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Phát triển công nghiệp dược trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Y tế thông minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

5. Phát triển y tế cộng đồng thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030.

6. Phát triển mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo

7. Hình thành Trung tâm khám sức khỏe và tầm soát bệnh sớm bằng công nghệ cao giai đoạn từ nay đến năm 2030.

8. Phát triển hệ thống y tế Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

9. Huy động nguồn lực xã hội trong đầu tư phát triển y tế trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo.

10. Đề án phát triển y tế vùng.

11. Đề án tự chủ tài chính.

12. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực Y tế.

13. Phòng chống ung thư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Kế hoạch Khám sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Về đầu tư của Thành phố cho Ngành Y tế sẽ được phân thành 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn 2021 - 2025:

 -116 dự án

 -Tổng mức đầu tư: 23.906,736 triệu đồng.

2. Giai đoạn 2026 - 2030 (dự kiến):

-110 dự án xây dựng và thiết bị Y tế, với tổng mức đầu tư trên 50.000 tỷ đồng.

 -40 dự án đầu tư hạ tầng, thiết bị Công nghệ thông tin, với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng.

Nghị quyết số 181/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố cũng đã ban hành danh mục dự án để kêu gọi đầu tư theo hình thức dự án công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, thể thao và văn hóa, và có 6 dự án thuộc lĩnh vực y tế gồm:

1. Khu Khám và Điều trị dịch vụ tại khu 2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với 3.500 tỷ.

2. Bệnh viện đột quỵ Thành phố Hồ Chí Minh với 1.500 tỷ

3. Trung tâm khám sức khoẻ và tầm soát bằng công nghệ cao TP.HCM (Tân Kiên, Bình Chánh) với 1.200 tỷ

4. Bệnh viện thực hành (Giai đoạn 2) với 2.000 tỷ

5. Trung tâm khám sức khoẻ và tầm soát bằng công nghệ cao TP.HCM (Thành phố Thủ Đức) với 1.200 tỷ

6. Khoa Khám và Điều trị cho người nước ngoài Bệnh viện Lê Văn Thịnh với 600 tỷ.

Và Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hồ Chí Minh thành 6 cụm y tế chuyên sâu. Gồm: Cụm Y tế Trung tâm Thành phố, Cụm Y tế Tây – Nam, Khu phức hợp Y tế chuyên sâu, Khu Công nghiệp chuyên ngành Y - Dược; Cụm Y tế Tây - Bắc; Cụm Y tế phía Đông - Bắc Thành phố Thủ Đức; Cụm Y tế Cần Giờ… Đây sẽ là những cơ sở vững chắc hỗ trợ thực hiện mục tiêu thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của Khu vực ASEAN.