Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu

VOH - Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội tết trung thu cổ truyền, ngoài ra còn một hình thức khá thú vị là múa hẩu, văn hóa đặc trưng của người Hoa Phước Kiến.

Tết Trung thu 2023 theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày hội cổ truyền dối với trẻ em, còn được gọi là Tết trông trăng, Tết đoàn viên. Gần đến ngày này, trẻ em háo hức, chờ đợi được đi chơi, sắm các món đồ đặc trưng để phá cỗ như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân...

Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội tết trung thu cổ truyền, tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Tiếng trống thùng thình vang lên, tiếng hò gieo vui thích từ các em nhỏ, người lớn tạo nên sự quân tâm đông đảo đặc biệt là các trẻ nhỏ, nét đẹp văn hóa truyền thống và vô cùng quan trọng trong hoạt động ngày Tết Trung thu thiếu nhi.

Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu 1
Múa rồng nét đặc sắc của người Hoa Chợ lớn - Ảnh: TL
Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu 2
Ngoài ra có đi cà kheo trong các lễ hội của người hoa - Ảnh: TL

Ngoài ra còn một hình thức khá thú vị là múa hẩu. Thực chất là múa lân nhưng con lân ở đây mặt lớn, tròn như cái nia sẩy, được trang trí hết sức dữ tợn. Múa hẩu cấm con lân không được ngửa mặt lên trời (bởi như vậy sẽ là phạm húy), mà chỉ xoay vòng vòng, tiến lùi theo tiếng húy sáo của người dẫn đường.

Ngoài bốn động tác cơ bản, người múa hẩu cũng có thể biến hóa cho trò múa được linh động, hấp dẫn. Xem múa hẩu, ta thấy sự uốn lượn, mềm mại giống chuyển động của rồng, rắn, hơn là sự vững chải, uy dũng của múa lân, sư. Tiếng trống chiêng phụ họa cho hẩu nghe giống như “lân hẩu lân hẩu lân xà” khá vui tai nhưng không rộn rã hào hứng bằng tiếng trống cù.

Hẩu là linh vật của người Phước Kiến và múa hẩu chính là nét đặc sắc riêng trong văn hóa của người Hoa Phước Kiến.

Múa hẩu mang đậm tính chất tín ngưỡng, trang nghiêm. Hẩu không dùng để múa biểu diễn phục vụ vui chơi, giải trí như múa lân, múa sư, múa rồng mà chỉ xuất hiện trong các lễ cúng thiêng liêng.

Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu 3
Hẩu được trang trí khá dữ tợn nhằm xua đuồi vận xấu và quỷ dữ - Ảnh: TL
Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu 4
Múa hẩu là nét đặc sắc trong văn hóa của người Phước Kiến - Ảnh: TL
Đặc sắc nghệ thuật ‘múa hẩu’ đêm Trung thu 5
Múa hẩu trong đêm Trung thu - Ảnh: TL

Khác với lân sư rồng đã được bình dân hóa để có thể múa trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, vừa có tính cách nghi lễ, vừa như trò giải trí mà trẻ con cũng có thể múa mọi lúc, mọi nơi. Múa hẩu mang đậm tính chất tín ngưỡng, trang nghiêm, chỉ dùng trong các lễ cúng thiêng liêng. Trong một đám rước, có đủ mặt lân sư rồng, thì hẩu luôn dẫn đầu.

Chính đời sống văn hóa tâm linh, mang đậm nét truyền thống Trung Hoa thiêng liêng huyền ảo và gắn kết với đời sống nhân sinh này, đã tạo cho cuộc sống cộng đồng người Hoa Chợ Lớn vừa hòa nhập với các dân tộc địa phương vừa giữ được bản sắc văn hóa riêng.