Câu hỏi: Bệnh dại có lây từ người sang người không? Những con đường nào có thể lây truyền bệnh dại từ người sang người?
Trả lời:
Về nguyên tắc, nước bọt của bệnh nhân mắc bệnh dại sẽ có chứa virus dại. Cho nên, về mặt lý thuyết bệnh dại có thể lây từ người sang người qua vết cắn. Tuy nhiên, trên thế giới hiện chỉ có một, hai báo cáo ghi nhận về trường hợp này.
Đa số các trường hợp bệnh dại lây từ người sang người được ghi nhận chủ yếu thông qua cấy ghép giác mạc hoặc cấy ghép các cơ quan nội tạng của người chết. Tức là, khi thực hiện cấy ghép tạng lấy từ tạng của người chết do bệnh dại đem ghép cho một người khỏe mạnh thì người nhận sẽ bị nhiễm bệnh dại.
Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan y tế đã cấm ghép tạng người chết liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh dại lây truyền từ người sang người.
TS. BS Hồ Đặng Trung Nghĩa
Trưởng bộ môn Nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đừng quên theo dõi VOH - Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.