Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Bệnh thủy đậu có lây không ? Lây qua đường nào ?

(VOH) - Bệnh thủy đậu (trái rạ, phỏng dạ, bỏng dạ) là bệnh truyền nhiễm và thường bùng phát khi thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều cuối mùa xuân.

Người bị thủy đậu nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.

Coi chừng bị lây nhiễm thủy đậu cuối mùa xuân

Người bị thủy đậu nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong. Ảnh minh họa: internet

1. Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu là bệnh do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Bệnh thường rất dễ lây từ người bệnh sang người lành. Nếu không phòng tránh đúng cách, bệnh có thể lây lan thành dịch cộng đồng.

Trong giai đoạn đầu khi virus xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân phỏng dạ sẽ có triệu chứng hệt cảm sốt thông thường, kèm theo chán ăn và mệt mỏi. Thời gian ủ bệnh rất lâu, tùy thuộc vào cơ thể của từng người, nhưng thông thường từ 7 đến 21 ngày. Lúc này, người nhiễm VZV dù không có dấu hiệu bệnh rõ ràng là nổi mụn nước nhưng đây lại là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất. Sau thời gian ủ bệnh là lúc những mụn nước bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện.

2. Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh trái rạ rất dễ lây từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lây qua đường hô hấp.

- Lây qua tiếp xúc da: Trong lúc bệnh nhân nổi mụn nước trái rạ, da bắt đầu tổn thương, lở loét hoặc bong tróc, virus bệnh ẩn bên trong mà mắt thường không nhìn thấy được, chính vì vậy, khi lỡ chạm vào mụn thủy đậu thì nguy cơ lây bệnh rất cao. Ngay cả khi mụn thủy đậu bắt đầu khô mày và đóng vảy, những con virus vẫn tồn tại mà chưa chết hoàn toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại tiếp tục phát triển và vẫn có khả năng lây lan, đặc biệt dễ lây cho trẻ em và người có khả năng miễn dịch kém.

>>> Bệnh thủy đậu ở trẻ em – Những điều cần phải biết

- Lây qua dịch mũi họng (lây qua đường hô hấp - không khí): Đây được coi là đường lây bệnh phổ biến nhất. Khi người bệnh nói chuyện, và đặc biệt là lúc ho, hắt hơi hay sổ mũi, virus từ cơ thể họ có cơ hội nhiễm ra không khí bên ngoài. Bằng hình thức giao tiếp thông thường, khi người lành không may tiếp xúc vào dịch mũi họng này thì rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh phỏng dạ lây lan cho người thân và bạn bè, người bệnh phỏng dạ hãy tự giác đeo khẩu trang và ăn uống cách li một thời gian cho đến khi hồi phục hẳn.

Coi chừng bị lây nhiễm thủy đậu cuối mùa xuân

Bệnh trái rạ rất dễ lây từ người bệnh sang người lành do tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lây qua đường hô hấp. Ảnh minh họa: internet

3. Bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào?

Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày trước khi xuất hiện những mụn nước, đây là lúc bệnh bỏng dạ dễ lay lan nhất. Giai đoạn này, lượng virus trong cơ thể phát triển mạnh đồng thời người bệnh bỏng dạ và những người xung quanh dễ nhầm tưởng bỏng dạ (thủy đậu) với những triệu chứng cảm sốt khác mà không có cách điều trị và bảo vệ hợp lý. Bệnh trái rạ rất dễ lây qua không khí.

Sau khi nổi mụn nước 3 ngày, mụn thủy đậu sẽ bắt đầu có dấu hiệu ngứa và rất dễ vỡ, đây là điều kiện phát triển thuận lợi của virus, và rất dễ lây lan qua việc tiếp xúc da.

>>>Bệnh thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?

>>>Cảnh giác: Ngoài ngứa và sẹo, biến chứng bệnh thủy đậu gây vô sinh, bội nhiễm?

3.1 Thủy đậu hết lây khi nào?

Sau khoảng thời gian dễ lây của bệnh, thủy đậu (bỏng dạ) thì khả năng lây bệnh sẽ giảm xuống ít nhiều, nhưng không hẳn là hoàn toàn không lây bệnh. Dù cho những mụn nước của người bệnh đã khô mày và đóng vảy thì nguy cơ lây bệnh vẫn còn tồn tại. Vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, người bệnh thủy đậu nên chủ động cách ly thêm một thời gian, cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.

Thời gian để hết bệnh thủy đậu (bệnh trái rạ, bệnh phỏng dạ, bệnh bỏng dạ) còn phụ thuộc hệ miễn dịch của từng người, không tính thời gian ủ bệnh, tính từ ngày phát hiện những mụn đỏ, rồi toàn phát cho đến khi bệnh hết hẳn thường mất từ 7 đến 10 ngày, nhưng có khi lên đến 14 ngày tùy thể trạng từng người.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thủy đậu (cháy rạ) là gì? Những nơi dễ mọc nốt thủy đậu là đâu?, hãy đón xem bài 3 của loạt bài này "Phát hiện bệnh thủy đậu (phỏng dạ) qua các triệu chứng biểu hiện".