Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa.
1. Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường không phải do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra và cũng không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Vì thế, có thể nói bệnh tiểu đường không lây lan.
Tuy nhiên, cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như sởi, quai bị…có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị đói dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu cao là thủ phạm gây nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường lây truyền qua đường nào? (Nguồn: Internet)
Thực tế, không ít người có quan niệm sai lầm rằng bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục, ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Từ đó, họ có cái nhìn không tốt với căn bệnh này và giữ khoảng cách với người bệnh.
Tuy nhiên, mọi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường.
2. Bệnh tiểu đường có di truyền không?
Mặc dù bệnh tiểu đường không lây lan nhưng nếu trong gia đình, có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ con mắc phải căn bệnh này là rất cao. Trẻ bị bệnh sẽ phải tiêm hormone insulin suốt đời, do đó, tiểu đường ở trẻ còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin.
Đặc biệt, những trẻ có mẹ bị tiểu đường khi mang thai, nguy cơ bị tiểu đường bẩm sinh là rất cao.
Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao:
- Người thừa cân, béo phì.
- Những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao.
- Bị cao huyết áp.
- Người thường xuyên không hoạt động thể chất.
- Thuộc nhóm các dân tộc Nam Á, Đông Á, thổ dân Bắc Mỹ và da đen.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
3. Cách duy trì lượng đường trong máu ở khoảng có lợi cho sức khỏe
Cho đến nay chưa có phương pháp và loại thuốc Đông y nào được khẳng định là có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh có thể chung sống “hòa bình” với bệnh tiểu đường bằng cách giữ được đường máu ở mức ổn định. Để làm được điều này, người bệnh cần:
Ăn uống khoa học là cách để duy trì lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no (có nhiều trong thịt), ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải chất carbohydrate. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn quá mặn.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục thể thao ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày và ít nhất 3 ngày/tuần.
- Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu huyết áp tăng hoặc có rối loạn mỡ máu thì phải điều trị.
- Nếu công việc buộc phải uống bia rượu thì hãy lựa chọn loại bia rượu có độ cồn thấp và chỉ uống ở mức vừa phải.
- Không hút thuốc lá, nếu đang hút thì cần thực hiện các biện pháp cai thuốc ngay.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường phải báo ngay cho bác sĩ.
- Đi khám mắt định kỳ.
- Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống cũng như với căn bệnh của mình.
- Khám bệnh tổng quát định kỳ 2 lần/năm.
Như vậy, vấn đề bệnh tiểu đường có lây hay không đã có lời giải đáp. Hy vọng bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh, theo dõi và kiểm soát lượng đường tốt để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.