Tiêu điểm: Bệnh Suy Thận
Chờ...

Dị ứng hải sản xử lý như thế nào cho đúng?

(VOH) - Dị ứng hải sản là tình trạng không ít người gặp phải khiến cơ thể bị ngứa ngáy, nổi mụn, phát ban,…Khi bị dị ứng hải sản nên xử lý thế nào? bài viết này sẽ giúp bạn.

1. Tại sao bị dị ứng hải sản?

Hải sản là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất trong số các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc,…

Sở dĩ, hải sản dễ gây dị ứng là do 3 nguyên nhân chính này:

di-ung-hai-san-xu-ly-nhu-the-nao-cho-dung-voh-1

Dị ứng hải sản có thể do cơ địa hoặc do chính hải sản gây ra (Nguồn: Internet)

1.1 Thứ nhất

Hải có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”. Khi bắt gặp những protein “lạ” có trong hải sản, hệ miễn dịch của chúng ta lập tức bị kích thích và hoạt động gây nên cơ chế phản ứng dị ứng.  

1.2 Thứ hai

Một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên - hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.

1.4 Thứ ba

Một số hải sản có chứa nhiều histamin. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây nên các triệu chứng dị ứng. Histamin sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau như histamin phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm hắt hơi, ngạt mũi, khó nuốt, khó thở. Nếu nó phóng ra ở ruột thì gây đau bụng, tiêu chảy hoặc phóng ra trên da sẽ gây ngứa, mề đay

Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản, nhưng có thể là những protein bình thường đối với đại đa số những người không bị dị ứng hải sản. Đối với tình trạng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải (hiện tượng ngộ độc histamin).

2. Dấu hiệu dị ứng hải sản

Triệu chứng của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, thậm chí chỉ vài chục phút.

Triệu chứng dị ứng hải sản thường là nổi mề đay, ngứa, nôn nao khó chịu. Sau vài giờ, các triệu chứng sẽ lặn. Một số trường hợp có các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt hoặc ngất.

Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản,…cũng có thể xảy ra khi bị dị ứng hải sản.

3. Dị ứng hải sản nên làm gì?

Khi bị dị ứng hải sản, việc đầu tiên bạn cần làm là gây nôn để loại bỏ các chất dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể thêm nữa.

Nếu sau khi nôn, triệu chứng dị ứng không thuyên giảm thì bạn cần dùng đến thuốc. Vậy dị ứng hải sản uống thuốc gì?

Thông thường, các loại thuốc được dùng để trị dị ứng hải sản là các thuốc chống dị ứng như kháng histamin (clarytin), corticoid (methyprednisolon) đường uống hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm vitamin C và các thuốc chống viêm đường uống khác.

Khi có sốc phản vệ xảy ra, thuốc đầu tiên được chọn là adrenalin. Thuốc này có thể khí dung, tiêm dưới da hay truyền tĩnh mạch tùy tình trạng bệnh nhân.

4. Một số mẹo xử lý khi bị dị ứng hải sản

di-ung-hai-san-xu-ly-nhu-the-nao-cho-dung-voh-2

Uống nước ấm pha mật ong khi bị dị ứng hải sản (Nguồn: Internet)

Khi thấy có biểu hiện dị ứng hải sản, bạn có thể xử lý tại nhà bằng một số mẹo sau đây:

  • Pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra.
  • Khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần và hết.
  • Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập một nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt thì uống. Nước này sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

Lưu ý: Nếu bị dị ứng hải sản nặng, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời.