Tiêu điểm: Nhân Humanity

Dùng chung đũa, muỗng với người bệnh dạ dày có lây không?

VOH - Một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày là do vi khuẩn HP. Vậy con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Lương Thị Hồng Nhạn, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.

Câu hỏi: Vì sao con đường ăn uống là con đường nhiễm vi khuẩn HP nhanh nhất? Ngoài việc bị lây nhiễm qua đường ăn uống thì vi khuẩn HP có thể lây bệnh qua những con đường nào?

Dùng chung đũa, muỗng với người bệnh dạ dày có lây không? 1
Dùng chung đũa, muỗng với bệnh dạ dày có bị lây không? - Ảnh: Internet

Trả lời:

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trên niêm mạc dạ dày, ở trong nước bọt, trong khoang miệng và mảng bám ở trên răng của người bệnh. Có ba con đường chủ yếu làm lây nhiễm vi khuẩn HP: đường miệng - miệng, đường phân - miệng và các thiết bị y tế không được khuẩn khuẩn đúng cách.

Đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP là qua tiếp xúc nước bọt hay là dịch tiết tiêu hóa, gọi là con đường miệng - miệng. Chính vì thế, “ăn uống” là con đường nhiễm vi khuẩn HP nhanh nhất.

Thông thường, vi khuẩn HP có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua việc dùng chung các vật dụng vệ sinh răng miệng, hôn trực tiếp hay ăn uống chung đũa, muỗng.

Ngoài việc lây nhiễm qua đường miệng - miệng thì vi khuẩn HP còn lây theo đường phân - miệng nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh hoặc với chất thải có trong nguồn nước ao, hồ hoặc là ăn thực phẩm tái sống.

Một con đường lây nhiễm ít phổ biến hơn, đó là sử dụng dụng cụ y tế không vệ sinh sạch khi thăm khám có tiếp xúc với răng miệng của người bệnh.

Lưu ý: Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP do thói quen mớm thức ăn hoặc hôn môi trẻ của người lớn. Do đó khi trong gia đình có người nhiễm HP thì những thành viên còn lại có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Dùng chung đũa, muỗng với người bệnh dạ dày có lây không? 2

Đừng quên theo dõi VOH Khỏe để cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất, hấp dẫn nhất.

Bình luận