Theo Bác sĩ Lê Trung Tuấn, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn cho biết, phản ứng dị ứng xảy ra ở những người nhạy cảm trước đó tiếp xúc lại với kháng nguyên. Đặc biệt, tình trạng này có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ
Có nhiều yếu tố khác nhau có khả năng gây ra tình trạng sốc phản vệ. Cụ thể:
- Các loại thực phẩm giàu protein: Đậu phộng, hạt óc chó, tôm, động vật có vỏ, đậu nành,….
- Một số loại thuốc: Bao gồm thuốc kháng sinh, đặc biệt là nhóm kháng sinh Beta Lactam (ví dụ: Penicillin, Cephalosporin, Caffeine) và các loại thuốc giảm đau, thuốc cảm quang, thuốc chống viêm khác.
- Vắc-xin, thuốc gây mê, thuốc giãn cơ,...
- Các loại côn trùng: Ong bắp cày,...
- Các loại thuốc trừ sâu.
Trong một số trường hợp, nếu người bị dị ứng quá sức, cũng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị sốc phản vệ?
Sốc phản vệ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này cần đặc biệt lưu ý:
Nhóm 1: Những người có tiền sử dị ứng, có nguy cơ cao bị phản vệ nặng hơn khi tiếp xúc lại với chất gây dị ứng và cũng có nguy cơ phản vệ với những chất tương tự.
Nhóm 2: Những người bệnh có cơ địa dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, có hệ miễn dịch nhạy cảm hơn và dễ phản ứng mạnh với dị nguyên.
Nhóm 3: Trẻ em, đặc biệt là em bé dưới 5 tuổi, có nguy cơ phản ứng phản vệ mạnh hơn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Việc nhận biết triệu chứng dị ứng ở nhóm này cũng khó hơn.
Nhóm 4: Nhóm người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu và nhiều bệnh nền. Họ thường có phản ứng phản vệ mạnh hơn so với nhóm khác.
Nhóm 5: Phụ nữ mang thai, họ có sự thay đổi về hormone và hệ miễn dịch trong thai kỳ. Cần lưu ý khả năng sốc phản vệ của nhóm đối tượng này.
Bác sĩ Lê Trung Tuấn
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm trí Sài Gòn
Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.