Viêm não mô cầu lây qua những con đường nào?

Viêm não mô cầu lây qua những đường nào? Những người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc viêm não mô cầu thì có cần cách ly không?

Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.

Nếu chúng ta ở cạnh người bệnh lúc họ nói chuyện, ho, hắt hơi khiến thì sẽ dễ dàng bị lây nhiễm trực tiếp qua những giọt bắn của người bệnh (ở cự ly gần) và gián tiếp qua việc tiếp xúc với những vật dụng có dính những giọt bắn của người bệnh.

viem-nao-mo-cau-lay-qua-con-duong-nao-voh
Cần hạn chế trò chuyện nhiều với người mắc bệnh - Ảnh: Canva

Khi nói chuyện gần, đối mặt với những người bị nhiễm bệnh viêm não mô cầu, chúng ta có thể tiếp xúc những giọt bắn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể.

Cần hạn chế trò chuyện nhiều với người mắc bệnh. Bệnh nhân khi hắt hơi cũng nên dùng cánh tay hoặc khuỷu tay che chắn để giảm khả năng lây truyền. Đồng thời, không nên tiếp xúc với những đồ vật mà người bệnh sử dụng hoặc có những giọt bắn của người bệnh dính lại ở đồ vật đó.

Khi đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thì cần phải tự cách ly. Lý do là vì bệnh viêm não mô cầu có thời gian ủ bệnh từ 3 - 4 ngày. Thời gian đầu khi mới tiếp xúc với người bệnh, chúng ta sẽ chưa có triệu chứng rõ ràng. Vì thế, ta dễ gây lầm tưởng bản thân không mắc bệnh và vô tình lây truyền sang cho những người khác.

 TS.BS Nguyễn Thị Sơn

Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM

voh-viem-nao-mo-cau

Theo dõi chuyên mục Khỏe của voh.com.vn để cập nhật những bài viết hữu ích.