Vòng nguyệt quế là biểu tượng cho sự chiến thắng, vinh quang. Cây nguyệt quế được nhiều người trồng trong nhà với niềm tin về sự thành công.
Cây nguyệt quế mà người Việt Nam ta thường gọi có tên chính xác là Nguyệt quới, còn gọi là Nguyệt quất hoặc Cửu lý hương. Sở dĩ, có sự sai lệch trong tên gọi là do chúng ta vẫn thường nhầm Nguyệt quới (Tên khoa học: Murraya paniculata) với loài Nguyệt quế thực thụ có nguồn gốc từ Hy Lạp (Tên khoa học: Laurus nobilis). Hiện nay, khi nhắc đến cây kiểng nguyệt quế thì đa phần người Việt thường nhầm lẫn và nhớ đến cây nguyệt quới.
Hoa nguyệt quế Châu Á có mùi thơm quyến rũ (Nguồn Internet)
Cây nguyệt quế xuất xứ Hy Lạp (Nguồn Internet)
Cây nguyệt quế Hy Lạp (Nguồn Internet)
Ý nghĩa cây nguyệt quế trong đời sống
Nhiều người trồng nguyệt quới với mong muốn cây sẽ mang lại may mắn, thành công trong con đường công danh, sự nghiệp, mang lại tiền tài cho gia chủ. Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Cây nguyệt quế có mùi thơm nên thường được trồng trong sân nhà, sân thượng. Mùi thơm sẽ làm tinh thần con người sảng khoái hơn, là cách xả stress vô cùng hiệu quả.
Trồng cây nguyệt quế trong nhà còn là cách cầu may mắn, bình an, thành tài, đỗ đạt cho con cháu trong nhà.
Nguyệt quế hiện có 3 loại được trồng phổ biến là nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ, nguyệt quế thân xoắn.
Cây nguyệt quế lá nhỏ (Nguồn Internet)
Cây nguyệt quế thân xoắn (Nguồn Internet)
Những điều thú vị về cây Nguyệt quế
Cây có tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutaceae) và có nguồn gốc từ các nước châu Á. Nguyệt quế có hoa trắng hơi ngả vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển dần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng, kích thước nhỏ, cao từ 2 đến 8m, dáng đẹp, có thân nhẵn.
Cây thường mọc hoang ở rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, dọc bờ nước, thung lũng và trong rừng nhiệt đới. Hiện nay, nguyệt quế được trồng nhiều để làm cây Bonsai, cây cảnh trước nhà. Là loài cây thân gỗ nhỏ có màu vàng nhạt, gỗ nguyệt quế được sử dùng để làm đồ mỹ nghệ.
Cây trưởng thành có thể cao từ 2-6m.
Nguyệt quế lá nhỏ được người chơi cây kiểng ưa thích (Nguồn Internet)
Cách trồng cây nguyệt quế
Cây có thể được trồng bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là ghép mắt: chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ không quá già, ra hoa được 1 – 2 lần, ốc ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không sâu bệnh, không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.
Nhiệt độ trồng cây nguyệt quế
Nhiệt độ thích hợp để cây sống và phát triển là 13 – 39 độ C, nhiệt độ lý tưởng là 23 – 29 độ C. Cây kém chịu đựng nếu nhiệt độ xuống thấp. Với mức nhiệt độ dưới 13 độ, cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây chết khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Đất trồng là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để cây phát triển tốt, bạn nên chọn loại đất thịt pha, thoát nước tốt và màu mỡ, có độ pH từ 5 – 7.
Công thức đất trộn trồng cây thường là đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1.
Có 4 phương pháp nhân giống nguyệt quế phổ biến: gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép mắt.
Những lưu ý khi trồng cây nguyệt quế
Sau thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng nuôi cây. Lúc này, ta nên tiến hành thay đất hoặc sang chậu cho cây. Để biết đất hết chất dinh dưỡng hay chưa, ta cần quan sát biểu hiện của cây.
Cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, nhiều rễ con trồi lên mặt đất là dấu hiệu của đất cằn cỗi. Nếu cây được trồng trong chậu thì nên thay đất cho cây mỗi 3 tháng bằng cách bỏ đi 1/3 lượng đất cũ và thay bằng đất mới. Cây sẽ đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ, vì thế, bạn nên sang chậu vào mùa xuân hoặc trước mùa mưa.
Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế không khó. Chỉ cần thực hiện đúng và quan sát biểu hiện của cây thường xuyên để phát hiện những bất thường. Vậy là bạn đã có thể sở hữu những chậu cây nguyệt quế đẹp và thơm cho cả nhà rồi.
Nguyệt quế thích hợp sống ở những nơi có độ ẩm cao (Nguồn Internet)
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
- Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1 – 2 tháng/lần. Cây cần phân kali trong thời kỳ phát triển để đảm bảo cho cây cứng cáp, khỏe mạnh.
- Cây cần nhu cầu nước cao, ưa sống trong môi trường có độ ẩm cao nên phải đảm bảo luôn cung cấp đủ nước cho cây.
- Cây ưa ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao, thích hợp nhất là ánh sáng vào buổi sáng và chiều tối.
- Cần tiến hành cắt tỉa cho cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa khô.