Dịch vụ cho thuê lại lao động trong chừng mực nhất định được xem là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu lớn về nguồn nhân lực lao động giản đơn, tạo điều kiện cho việc tuyển dụng. Mặt khác, cho thuê lại lao động được xem là một cứu cánh cho lực lượng lao động không muốn hoặc không thể kiếm được một công việc ổn định….Từ những thuận lợi đó, mà hoạt động cho thuê lao động tuy không được phép nhưng hàng loạt các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ này. Ông Nguyễn Tất Đức-tổng giám đốc công ty L & A cho biết:
Qua báo cáo các Tỉnh, địa phương về hoạt động cho thuê lại lao động, thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP. HCM hiện có 59 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động, Tỉnh Bình Dương có 51 Doanh nghiệp, Cần Thơ có 32, Đà Nẵng có 25 và Đồng Nai có ít nhất 20 doanh nghiệp. Trong đó, Lao động được cho thuê chiếm số lượng lớn ở Bình Dương (gần 9.000 người), hơn 5.300 Lao động tại TP.HCM và Đồng Nai cũng có khoảng 3.000 người.
Song song đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê lao động ngày càng nhiều, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công theo tính thời vụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…kéo theo đó là hàng loạt vấn đề phức tạp xảy ra, đặc biệt người lao động gần như lãnh đủ các thiệt thòi. Ông Hồ Xuân Dũng-Phó trưởng phòng Lao động-tiền lương-tiền công Sở LĐTB và XH TP. HCM bức xúc:
Thực tế như ông Dũng vừa nêu, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt-Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn thuộc LĐLĐ Tỉnh Đồng Nai cho biết thêm tại Đồng Nai, trong khi doanh nghiệp thuê Lao động trả công từ 80-90 ngàn đồng/người/ngày thì doanh nghiệp cung ứng chỉ trả cho Lao động ở mức 70-75 ngàn đồng/người/ngày. Như vậy, rốt cuộc đối tượng nghiễm nhiên thu lợi từ công sức của người Lao động chính là doanh nghiệp thuê sử dụng và đơn vị cung ứng. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính an toàn pháp lý một số doanh nghiệp cho thuê lại lao động thay vì kí hợp đồng cho thuê lại lao động, nay chuyển sang kí hợp đồng cung cấp dịch vụ, trong chừng mực nhất định, nhiều người thừa nhận đó là một cách để lách luật.
Mặt khác, các chuyên gia nhận định thêm rằng ngành nghề diễn ra hoạt động cho cho thuê lao động hiện nay cũng rất đa dạng và lung tung các đối tượng, từ Lao động phổ thông, nhân viên kinh doanh, kế toán báo cáo thuế, thông dịch viên…đến lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thậm chí có cả lao động là người nước ngoài. Không những thế, bất ổn trong quan hệ lao động nói riêng trong lĩnh vực này dù ở mức thấp tuy nhiên một số cuộc tranh chấp có tính chất phức tạp, kéo dài. Năm 2010, tại TP.HCM và Bình Dương đã xảy ra 7 vụ với nguyên nhân do Doanh nghiệp thuê lại lao động chậm trả lương…Về phía các địa phương, khi phát hiện ra đơn vị sai phạm hầu như chỉ xử lý vụ việc mang tính tình huống do khung pháp luật về hoạt động này chưa rõ ràng, chưa có chế tài xử lý. Thậm chí, với các cơ quan quản lý ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau cũng có những quan điểm trái ngược về loại hình dịch vụ này.
Cho thuê lao động tại Việt Nam đang dần trở thành điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, thế nên nhiều chuyên gia kinh tế đã cùng quan điểm rằng: “Cần sớm thể chế hoá, có sự điều tiết về pháp lý hoạt động cho thuê lại lao động với các quy định cụ thể về mức lương, hợp đồng Lao động, ngành nghề nhất định…nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ cũng như tạo điều kiện cho cơ quan chức năng quản lý, giám sát” Ông Phạm Trọng Nghĩa-Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp Chế Bộ LĐTB và XH nói thêm:
Như vậy, theo những gì Ông Phạm Trọng Nghĩa vừa nói thì cho thuê lao động là xu hướng tất yếu, tác động tích cực đến giải quyết việc làm xã hội, vậy thì đã đến lúc cần thiết phải xem xét, điều chỉnh pháp luật cho phù hợp, đừng nên để hoạt động này tồn tại một cách hiển nhiên nhưng ai cũng biết nó đang ở “ngoài vòng pháp luật”.