Vừa vui vì nhận lại tiền, lừa đảo đã “gõ cửa” ngay
Ngày 17/2, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, một người phụ nữ rất vui vì tài khoản ngân hàng của chị bất ngờ nhận được hơn 8,5 triệu đồng. Bất ngờ hơn số tiền lần này vừa được chuyển vào tài khoản với trùng với khoản tiền mà chị này đã chuyển nhầm vào một tài khoản khác vào 4 năm trước.
Người phụ nữ cho biết, mình đã tưởng số tiền đó đã không thể lấy lại vì thời gian cũng đã trôi qua rất lâu. Sau đó Chị lên fanpage cộng đồng ngân hàng đăng bài, muốn nói lời cảm ơn đến chủ tài khoản. Không biết được chủ tài khoản kia đã nhận được lời cảm ơn chưa, nhưng lừa đảo nhân cơ hội này đã ghé thăm chị.
Kẻ lừa đảo giả danh là giao dịch ngân hàng và dùng một số điện thoại cá nhân gọi đến chị và nói muốn xác nhận để hoàn tất giao dịch. Sau đó đối tượng yêu cầu người phụ nữ đọc số CCCD để đối chứng và đọc mã OTP được gửi về Zalopay.
Đối tượng đánh vào đòn tâm lý của nạn nhân, doạ nếu không thực hiện đúng và các thông tin không trùng khớp thì sẽ phong toả tài khoản ngân hàng.
Nhưng may mắn, người phụ nữ đã rất tỉnh táo và không thực hiện theo đúng những gì đối tượng lừa đảo yêu cầu mà chị đã liên hệ đến ngân hàng để hỏi rõ thì được ngân hàng thông báo rằng ngân hàng sẽ không bao giờ liên hệ với khách bằng số di động cá nhân.

Cần cẩn trọng và không vội vàng làm theo yêu cầu của đối tượng lừa đảo
Cẩn trọng với những cuộc gọi giả danh nhân viên ngân hàng, yêu cầu xác thực chuyển khoản và đọc mã OTP
Ngân hàng sẽ không liên hệ với khách bằng số di động cá nhân để yêu cầu cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào để xác minh, hay đăng nhập đường link, cung cấp mã OTP…Và đây là những trường hợp đều là do các đối tượng lừa đảo giả danh và thực hiện hành vi lừa đảo của mình.
Chúng ta cần tỉnh táo, không vội vàng làm theo chúng với lời đe doạ đóng băng tài khoản. Gọi đến số tổng đài của ngân hàng hoặc đến ngân hàng mà mình sử dụng có văn phòng, địa điểm giao dịch gần nhất để hỏi và xác minh thông tin.
Thời gian dùng bữa trong ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch
Trên trang Nature Communication có đưa tin về một nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian dùng bữa trong ngày có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch cũng như các nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Tiến sĩ Bernard Srour, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa thời gian dùng bữa và sức khỏe tim mạch liên quan đến sự tương tác giữa việc ăn uống và đồng hồ sinh học. Bên cạnh đó, Tiến sĩ còn cho biết rằng thời gian dùng bữa có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học, có liên quan đến một số chức năng sinh học như điều hòa huyết áp, trao đổi chất và bài tiết nội tiết tố.

Tối ưu thời gian ăn uống để có một trái tim khoẻ mạnh
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả này đã phân tích 5.7 ngày nhật ký ăn uống 24 giờ của các đối tượng trong khoảng thời gian 7,2 năm. Kết quả cho thấy:
Mỗi giờ trì hoãn bữa ăn đầu tiên trong ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Mỗi giờ trì hoãn bữa ăn cuối cùng trong ngày cũng có tác động tương tự.
Những người ăn bữa cuối sau 9h tối có nguy cơ mắc bệnh mạch máu não cao hơn 28% so với những người ăn trước 8h tối.
Tối ưu thời gian ăn uống, đem đến một trái tim khoẻ mạnh
Ăn đủ các bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa và tối ưu thời gian của các bữa ăn. Không ăn sáng vào quá muộn, không ăn đêm và nên ăn tối sớm.
Thời điểm ăn uống lý tưởng là một bữa sáng sớm (phù hợp với thời gian thức dậy của mỗi người) và bữa tối nên kết thúc ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ.
Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, bia rượu, chất kích thích.
Ăn nhiều các thực phẩm lành mạnh, nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung protein.