Những “lỗ hổng” thông tin tạo cơ cho những kẻ lừa đảo săn “mồi”
Vừa qua nhiều hình thức lừa đảo được các đối tượng lừa đảo sử dụng. Tuy nhiên gần đây các đối tượng này đang sử dụng những “kịch bản” hoàn hảo để dẫn dụ “con mồi” sập bẫy với thủ đoạn lừa các nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng với chiêu trò đe doạ và đánh vào tâm lý của những người ít kinh nghiệm sẽ sập bẫy.

“Lỗ hổng” thông tin tạo cơ cho những kẻ lừa đảo săn “mồi”
Theo báo Tuổi Trẻ Online đưa tin thì đây là những thủ đoạn đã được các đối tượng sử dụng rất nhiều nhưng vẫn có không ít nạn nhân lại tiếp tục bị sập bẫy của chúng. Bởi vì những thủ đoạn của chúng cũng như những kịch bản mà chúng chuẩn bị để dẫn dụ con mồi ngày càng tinh vi và được chúng chuẩn bị rất hoàn hảo.
Mặc dù người dân đã được cảnh báo nhưng vẫn có những người bị sập bẫy của chúng chỉ vì bị đánh vào tâm lý và bị hoảng loạn khi bị doạ sẽ khoá tài khoản. Chúng có được thông tin của nạn bằng nhiều cách thu thập và sau đó chúng lên website của các ngân hàng để đăng nhập nhiều lần và khi không được thì tài khoản của nạn nhân sẽ bị khoá. Lúc này chúng sẽ liên hệ với nạn nhân bằng số điện thoại mà chúng có được sau đó bắt đầu kịch bản lừa đảo của mình.
Nguyên nhân đến từ đâu, “lỗ hổng” đó có phải đến từ hệ thống hay do chính người dùng vô tình tạo ra?
Đây là một chiêu trò lừa đảo mà những đối tượng đã sử dụng nhiều và không ít người đã sập bẫy. Tuy nhiên, thủ đoạn của chúng ngày càng tinh và đánh vào tâm lý của nạn nhân.

Cảnh giác trước những chiêu trò ngày càng tinh vi của các thủ đoạn lừa đảo
Theo CEO Công ty CP dịch vụ công nghệ bảo mật Vnetwork, ông Nguyễn Văn Tạo cho biết, mặc dù hiện nay Việt Nam đã có các quy định nghiêm ngặt về định danh và xác thực tài khoản ngân hàng, những đối tượng lừa đảo vẫn có nhiều chiêu trò tinh vi hơn để đánh cắp thông tin tài khoản.
Dù công nghệ có được cải tiến và được cập nhật cao hơn, nghiêm ngặt hơn và có thể bảo vệ tài khoản, nhưng nếu người dùng bị lừa cung cấp thông tin đăng nhập hoặc mã OTP (qua các chiêu trò giả mạo ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ...) thì kẻ gian vẫn có thể chiếm đoạt tài khoản.
Ngoài ra, những đối tượng lừa đảo lừa đảo không chỉ giả danh ngân hàng để lừa nạn nhân lấy thông tin mà còn sử dụng các phương pháp như deepfake, tấn công SIM swap (tráo đổi SIM điện thoại), giả mạo đường link hoặc phần mềm độc hại để chiếm quyền kiểm soát thiết bị của nạn nhân.
Tuy nhiên, sẽ còn có những “lỗ hổng” đến từ độ bảo mật hệ thống mạng của một số ngân hàng. Có thể hiện nay tại Việt Nam các hệ thống mạng của các ngân hàng đã và đang được cải thiện liên tục để chống các mã độc và xâm nhập từ xa nhưng vẫn còn một số hệ thống ngân hàng, ví điện tử có thể chưa tối ưu bảo mật hoặc bị khai thác lỗ hổng zero-day, tạo điều kiện cho kẻ gian thực hiện giao dịch trái phép.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các hình thức phát tán, lây nhiễm mã độc Stealer chủ yếu gồm: tấn công lừa đảo (phishing), phát tán thư điện tử đính kèm liên kết độc hại hoặc tập tin độc hại; nhúng mã độc trong các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc, không có bản quyền, công cụ bẻ khóa (crack), các bản cập nhật bản vá không chính thức; khai thác lỗ hổng bảo mật, lỗ hổng zero-day trên các hệ thống thông tin để phát tán mã độc; lây nhiễm qua các thiết bị lưu trữ di động.
Tai nghe chống tiếng ồn và tác hại có thể xảy ra
Với môi trường nhiều tiếng ồn từ thế giới xung quanh thì nhiều người hiện nay lựa chọn tai nghe chống ồn để thoát khỏi sự hỗn tạp âm thanh, đặc biệt là giới trẻ. Điều này làm cho một số chuyên gia thính học lo ngại rằng nếu sử dụng tai nghe này thường xuyên thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ.

Sử dụng tai nghe đúng cách để tránh tác hại đến sức khoẻ
Cụ thể đây là tình trạng rối loạn xử lý thính giác (APD), khi não bộ gặp khó khăn trong việc diễn giải âm thanh và lời nói, ngay cả khi khả năng nghe về mặt sinh lý của người bệnh vẫn bình thường.
Những người mắc APD thường khó xác định phương hướng âm thanh hoặc khó tập trung vào một giọng nói cụ thể trong môi trường ồn ào. APD thường liên quan đến chấn thương não, nhiễm trùng tai hoặc các đặc điểm thần kinh khác biệt.
Chính vì vậy những chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng có thể vẫn tiếp tục sử dụng những loại tai nghe này, tuy nhiên cần có sự cân bằng và điều tiết âm lượng khi sử dụng là yếu tố quan trọng. Và việc để đôi tai tiếp xúc thường xuyên với môi trường âm thanh tự nhiên là điều thiết yếu để duy trì khả năng lọc âm hiệu quả.
Hôm nay, ngày 23/2 là ngày sinh của vua Lý Nhân Tông - vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý
Vua Lý Nhân Tông (tên húy Lý Càn Đức), vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi lúc mới 6 tuổi, trị vì từ năm 1072 đến năm 1128, tổng cộng gần 56 năm cũng là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông được ca ngợi là vị vua sáng suốt.
Dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông, nước Việt phồn vinh và ông rất quan tâm đến nông nghiệp – thủy lợi, đã cho đắp đê ở nhiều nơi và mở rộng luật cấm giết trâu. Thời Nhân Tông còn nổi bật với việc tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên của Đại Việt (1075) và xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám (1076). Dưới thời của ông, phật giáo cũng phát triển; nhà vua và mẹ là Linh Nhân đều là những phật tử mộ đạo, đã cho xây nhiều chùa tháp và khuyến khích việc hành đạo của các thiền sư.
Năm 1075, đế quốc Tống dòm ngó Đại Việt, Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi đánh, liên tiếp phá tan quân Tống ở 3 châu Ung, Khâm, Liêm (đất Tống) và sông Như Nguyệt (đất Việt). Sau năm 1077, giữa Việt và Tống không còn cuộc chiến lớn nào. Trong khi đó các nước Chiêm Thành, Chân Lạp thần phục Đại Việt, thường gửi sứ sang cống.