Nghiên cứu đầu tiên về những vấn đề như vậy được công bố vào ngày 16/2 cho thấy, cấu trúc phân cấp riêng biệt trong các cơ sở này được cho là đã góp phần gây ra vấn đề.
Nghiên cứu của chính phủ phát hiện ra rằng 206 người, bao gồm cả các quan chức cấp cao, đã bị kỷ luật. Một nhà phân tích gọi đó là "phần nổi của tảng băng chìm".

Theo The Kyodo news, Nhật Bản gần đây đã phải đối mặt với thực tế lạm dụng, thường là trong các nơi làm việc có thứ bậc nghiêm ngặt. Trong một vụ việc gây chú ý, 3 cựu thành viên Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã bị kết án vào năm 2023 vì tội tấn công tình dục một cấp dưới là nữ.
Cơ quan Quản lý Cháy nổ và Thảm họa thuộc Bộ Nội vụ đã tiến hành nghiên cứu trong 2 tháng kể từ tháng 7/2024, yêu cầu các sở, ban, ngành trên toàn quốc báo cáo về các vụ việc xảy ra trong năm tính đến tháng 3/2024.
Theo khảo sát mới nhất, phần lớn, 145 trường hợp, được cho là do bắt nạt hoặc lạm dụng quyền lực, tiếp theo là 19 trường hợp quấy rối tình dục. Có 11 vụ việc liên quan đến nhiều hành vi lạm dụng, cùng với một vụ quấy rối đối với một nhân viên đang mang thai.
Tổng cộng 83,5% là trường hợp sếp quấy rối cấp dưới, trong khi 15,3% là giữa các đồng nghiệp và 1,1% nhân viên cấp dưới đối xử tệ với cấp trên. Theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 50 chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Cuộc khảo sát cho thấy phần lớn các vụ việc (107 vụ) xảy ra ở văn phòng, các vụ việc khác được báo cáo ở căng tin, gara, xe cộ và cơ sở đào tạo.
Mặc dù cuộc khảo sát không tìm hiểu chi tiết về từng trường hợp, nhưng đã có báo cáo từ nhiều sở cứu hỏa về hành vi sai trái, bao gồm cả việc một người bị đá vào mặt và một người khác bị ép uống rượu từ giày của họ.