Đất đèn hay còn có tên gọi hóa học là Canxi cacbua, thường được sử dụng để ủ trái cây. Nhiều người thắc mắc đất đèn có độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để hiểu đúng cũng như biết cách sử dụng đất đèn một cách an toàn và hợp lý nhất.
Đất đèn có màu xám (Nguồn: Internet)
Khái niệm đất đèn là gì?
Đất đèn là hợp chất hóa học có tên là Canxi cacbua hoặc Cacbua canxi (tên tiếng anh là Calcium carbide), công thức hóa học là CaC2.
Màu sắc của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất từ đen cho đến trắng xỉn, thông thường đất đèn có màu xám hoặc màu nâu. Khi đất bị ẩm, nó sẽ sinh ra mùi hăng khó chịu.
Đất đèn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và đặc biệt là làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá chất (như sản xuất khí không màu axetylen, hợp chất vô cơ canxi cyanamide),... Ngoài ra trong đời sống người ta còn sử dụng đất đèn để ủ trái cây chín nhanh hơn.
Công thức hóa học của Đất đèn là CaC2 (Nguồn: Internet)
Quy trình sản xuất đất đèn
Ở quy mô công nghiệp, Canxi cacbua được sản xuất trong các lò hồ quang ở nhiệt độ 2.000 °C, nguyên liệu là vôi sống và than cốc. Phản ứng:
CaO + 3C → CaC2 + CO
Đất đèn được tạo ra ở nhiệt độ rất cao, khoảng 2.000 °C, nhiệt độ này không dễ tạo ra bằng phương pháp gia nhiệt truyền thống (bằng than hoặc củi). Vì vậy, phản ứng phải được thực hiện trong lò hồ quang với các thanh điện cực bằng than chì.
Sản phẩm của phản ứng sinh ra khoảng 80% về khối lượng là canxi cacbua (có dạng hạt kích thước từ vài mm đến 50 mm). Chủ yếu những tạp chất nằm ở các hạt có kích thước nhỏ. Hàm lượng CaC2 trong sản phẩm được xác định bằng lượng khí axetilen tạo ra khi tác dụng với nước.
Ví dụ, theo tiêu chuẩn của Anh và Đức, sản phẩm đất đèn cục phải tạo ra 295 lít/kg và 300 lít/kg. Tạp chất trong đất đèn có hợp chất của Photpho, sẽ chuyển thành Photphin (PH3) khi tác dụng với hiđro.
Phản ứng trên đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất (thời Cách mạng công nghiệp).
Công dụng của đất đèn:
Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của đất đèn trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp bạn cần biết.
1. Sản xuất đất đèn ra axetilen
Phản ứng của đất đèn với nước là quá trình sản xuất ra axetilen và canxi hydroxit, theo công thức:
CaC 2 ( s ) + 2H 2 O ( aq ) → C 2 H 2 ( g ) + Ca (OH) 2 (aq )
Phản ứng này là cơ sở của việc sản xuất axetylen công nghiệp và cũng là công dụng chính của đất đèn.
Ở nhiệt độ cao, Canxi cacbua phản ứng với hơi nước để tạo ra canxi cacbonat, carbon dioxide và hydro.
Chủ yếu ngày nay axetilen được sản xuất bằng cách đốt một phần khí methane hoặc như một sản phẩm phụ xuất hiện trong dòng ethylene từ sự nứt vỡ của các hydrocacbon.
2. Chế tạo thép bằng đất đèn
Trong công nghiệp chế tạo thép, đất đèn được sử dụng:
- Khử lưu huỳnh trong sắt (gang trắng, gang xám và thép)
- Dùng làm nhiên liệu sản xuất thép, chuyển các vụn sắt thành dạng lỏng (tùy theo tính kinh tế).
- Chống oxy hóa ở các thiết bị (thìa) múc kim loại.
Chế tạo thép bằng đất đèn (Nguồn: Internet)
3. Nguyên liệu cho chế tạo Pin.
Người ta còn dùng khí axetilen từ đất đèn để sản xuất muội than - một thành phần không thể thiếu trong chế tạo pin. Hay còn được gọi là muội axetilen.
4. Đất đèn trong nông nghiệp
Đất đèn là loại hóa chất thường được sử dụng để giấm, ủ trái cây như dứa, xoài, cà chua, chuối,... kích thích để trái cây nhanh chín, chín một cách nhân tạo. Tuy nhiên cách này hiện nay đã bị cấm ở 1 số nước vì trong quá trình ủ đất đèn giải phóng 1 số hợp chất làm trái cây bị nhiễm độc.
Đất đèn dùng để ủ trái cây có độc khồng? (Nguồn: Internet)
Đất đèn có độc hay không?
Dùng đất đèn cho việc xử lý thực phẩm là việc làm cực kỳ nguy hiểm vì nó chứa thành phần chất asen và phốt pho. Khi đất đèn tác dụng với nước sẽ tạo ra khí axetylen. Khí asen, phốt pho và axetylen là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, rối loạn tâm trạng, rối loạn tâm thần, co giật và thiếu oxy dẫn đến tức ngực khó thở, mất trí nhớ,...
Hiện nay một số nước đã cấm sử dụng đất đèn trong kích thích phát triển nông sản để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức về khái niệm đất đèn cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công!