Những thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho phụ nữ

VOH - Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

Sắt không chỉ là nguyên liệu thô của heme mà còn giúp chuyển hóa năng lượng nếu thiếu nó sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch.

Việc bổ sung sắt rất quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với vấn đề thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ bị thiếu sắt nên ăn gì tốt nhất?

thuc-pham-bo-sung-sat-tot-nhat-cho-phu-nu
Cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất sắt thông qua thực phẩm giàu chất sắt - Ảnh: TVBS

Thiếu sắt chỉ phát hiện sau khi mang thai

Nhiều phụ nữ sắp làm mẹ có thể gặp phải vấn đề thiếu máu khi mang thai. Hạ Tử Văn, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm người Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân cho biết, ban đầu cô nghĩ mình có cơ thể khỏe mạnh và không dễ bị thiếu sắt. 

Tuy nhiên, sau khi mang thai, khẩu vị của cô thay đổi và cô dần dần không thích ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ, khiến chỉ số HgB giảm xuống mức 10,9 g/l, mức này thấp hơn mức bình thường là từ 12 g/l đến 16 g/l.

HgB (là viết tắt của tiếng Anh là hemoglobin-lượng huyết sắc tố), là lượng lượng huyết sắc tố có trong một đơn vị máu toàn phần. Chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu. Chỉ số bình thường đối với Nam: 130 – 180 g/l; còn đối với Nữ: 120 – 165 g/L.

Để duy trì sức khỏe cho bản thân, cũng như cho thai nhi. Chuyên gia Hạ Tử Văn bắt đầu bổ sung chất sắt thông qua thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Thiếu sắt có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường khác nhau tùy theo mức độ thiếu máu. Khi thiếu sắt chưa hình thành thiếu máu, thường không có biểu hiện bất thường trên lâm sàng, nếu tình trạng thiếu sắt tiếp tục trầm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu, dẫn đến thiếu máu và cung cấp không đủ oxy cho máu. Lúc này, nguồn năng lượng cung cấp cho tế bào của con người sẽ bị tắc nghẽn, dẫn đến sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi hoặc tức ngực.

Chuyên gia Hạ Tử Văn cho biết, thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu oxy trong các cơ quan trong cơ thể. Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, tay chân lạnh, mặt tái nhợt, chóng mặt, khó thở… Móng tay và tóc cũng dễ bị gãy và thiếu độ bóng. Đối với thai nhi, tình trạng thiếu sắt của mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân và chậm phát triển.

Lượng sắt khuyến nghị cho mẹ bầu

Lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ bình thường và phụ nữ mang thai trong hai tam cá nguyệt đầu tiên là 15 mg. Đối với những bà mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba và thời kỳ cho con bú, lượng sắt khuyến nghị hàng ngày được tăng lên 45 mg để đáp ứng nhu cầu của bản thân mẹ bầu và cả thai nhi.

Tam cá nguyệt (tiếng Anh là Trimester) là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, các mẹ bầu sẽ phải trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ hay nhiều người còn gọi là tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt thứ nhất là chỉ 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 1-13). Tam cá nguyệt thứ hai là 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14- 27). Còn tam cá nguyệt thứ 3 tức là 3 tháng cuối thai kỳ.

Nên ăn thực phẩm gì để bổ sung sắt?

1. Thực phẩm giàu chất sắt

Gan heo, huyết heo, huyết vịt, thịt đỏ, hàu, nghêu… đều là những nguồn dinh dưỡng chứa chất sắt dồi dào.

2. Rau xanh đậm

Rau dền đỏ, rau dền cơm, rau phượng hoàng giàu chất sắt… Mỗi ngày ăn 0,5 chén rau nấu chín có thể giúp bổ sung sắt và duy trì sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thu sắt từ thực vật thấp và cần kết hợp với vitamin C để tăng cường thêm.

3. Kết hợp vitamin C để cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt

Kết hợp với các loại trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn có thể tăng cường hấp thu sắt.

4. Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn

Tannin và caffeine trong trà và cà phê có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Nên đợi 2 giờ sau bữa ăn mới uống các loại thức uống này.

5. Dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt mỗi ngày

Kết hợp với axit folic, vitamin B6 và B12 có thể nhanh chóng bổ sung máu và duy trì làn da sáng đẹp.

Chuyên gia Hạ Tử Văn khuyến cáo rằng, việc bổ sung sắt cần được “kê đơn” đúng và thích hợp. Nếu là các loại bệnh thiếu máu khác, không phải thiếu máu do thiếu sắt thì nó có thể gây ra gánh nặng cho cơ thể.

Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp vấn đề về thiếu máu thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho bản thân mẹ bầu và thai nhi.

Bình luận