Đăng nhập

Tỏi giúp bảo vệ lợi khuẩn

00:00
00:00
00:00
VOH - Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong nấu món ngon mà còn là một chất kháng khuẩn tự nhiên.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, allicin trong tỏi có hiệu quả chống lại vi khuẩn có hại trong ruột, từ vi khuẩn helicobacter pylori đến vi khuẩn staphylococcus aureus.

Các thí nghiệm trên động vật cũng đã xác nhận rằng, tỏi không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn có thể cải thiện tiêu hóa, chống ung thư và thúc đẩy phản ứng miễn dịch.

toi-bao-ve-loi-khuanXem toàn màn hình
Tỏi không chỉ loại bỏ “kẻ xấu” mà còn nuôi dưỡng “người tốt” cùng một lúc - Ảnh: TVBS

Allicin có tác dụng bảo vệ lợi khuẩn

Nghiên cứu khoa học cho thấy, tỏi không có khả năng tiêu diệt tất cả vi khuẩn có hại, nhưng tỏi có tác dụng bảo vệ lợi khuẩn. Ví dụ, lactobacillus và bifidobacterium không những không bị tiêu diệt mà còn có thể sinh sôi tốt hơn khi có mặt của tỏi.

Nguyên nhân là do tỏi có chứa một loại prebiotic tự nhiên gọi là fructooligosaccharide (FOS), đây là chất dinh dưỡng ưa thích của vi khuẩn có lợi. Nói cách khác, tỏi không chỉ loại bỏ “kẻ xấu” mà còn nuôi dưỡng “người tốt” cùng một lúc.

Sức khỏe đường ruột có liên quan chặt chẽ đến khả năng miễn dịch

Nhiều người không biết rằng, ruột có thể được mô tả là “tuyến đầu của hệ thống miễn dịch của con người”. Hơn 70% tế bào miễn dịch như đại thực bào, tế bào T, tế bào NK, tế bào B… của cơ thể chúng ta tập trung ở ruột.

Ruột không chỉ là ống dẫn thức ăn mà còn giống như một trung tâm chỉ huy quân sự miễn dịch, liên tục đánh giá phân tử lạ nào nên đi qua và phân tử nào cần phải chặn lại.

Vì vậy, việc duy trì và chăm sóc sức khỏe đường ruột là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và không bị bệnh tật!

Tỏi tăng cường khả năng miễn dịch theo nhiều cách

Tỏi có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch theo nhiều cách. Một mặt, nó phục hồi sự cân bằng sinh thái đường ruột và làm giảm “phản ứng miễn dịch thái quá” bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại và nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi.

Mặt khác, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, tỏi có thể thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như tăng cường chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK) và đại thực bào, từ đó tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại vi rút và tế bào ung thư.

Đặc biệt đối với những người bị căng thẳng mãn tính, dễ bị hội chứng ruột kích thích hoặc viêm mãn tính, chức năng điều hòa miễn dịch của tỏi có thể được coi là hoạt động âm thầm hàng đầu.

Tỏi và lợi khuẩn là những đối tác tốt của nhau

Như vậy, chúng ta có thể ăn tỏi trong khi bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) không? Câu trả lời là có và thậm chí còn được khuyến khích.

Trong một nghiên cứu về hệ vi khuẩn đường ruột ở người, nhà khoa học thấy những người có thể trạng khác nhau sẽ có những thay đổi khác nhau về hoạt động của lợi khuẩn sau khi ăn tỏi, trong đó bifidobacterium (một loại lợi khuẩn phổ biến) phát triển tích cực hơn.

“Cách ăn” quan trọng hơn “ăn bao nhiêu”

Theo quan điểm sức khỏe, để tỏi thực sự phát huy công dụng của nó, “cách ăn” quan trọng hơn “ăn bao nhiêu”.

Allicin, thành phần mạnh nhất trong tỏi, không có sẵn ngay từ đầu mà sẽ được sản sinh sau phản ứng của enzym diễn ra trong vài phút sau khi tỏi được băm nhỏ hoặc nghiền nát.

Vì vậy, để hấp thụ được “hợp chất quý giá” này, chúng ta hãy nhớ một mẹo nhỏ này: sau khi băm nguyễn tỏi, hãy để yên khoảng 10 phút trước khi ăn, như vậy allicin mới thực sự được “giải phóng” hoàn toàn. Sau đó, ăn tỏi mới hấp thụ hết công dụng của nó.

Giải phóng một hợp chất vẫn có lợi cho cơ thể

Nhưng xin lưu ý rằng allicin rất sợ nhiệt! Nếu chúng ta xào hoặc hầm ngay sau khi cắt tỏi, nhiệt độ cao sẽ phá hủy gần như hoàn toàn công dụng của tỏi. Điều này cũng giải thích tại sao hầu như không có allicin trong tỏi nấu chín.

Nhưng đừng thất vọng, vì còn có một hợp chất mạnh mẽ khác trong tỏi nấu chín, đó là DATS (Diallyl trisulfide), còn được gọi là “tỏi trisulfide”.

DATS là một loại sulfide hoạt tính khác có trong tỏi, đặc biệt là trong tỏi đã nấu chín. Mặc dù không có tác dụng tức thời và mạnh như allicin, nhưng nó cũng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, bảo vệ tim mạch và điều hòa miễn dịch, đồng thời vẫn có lợi cho cơ thể.

Do đó, cách ăn tỏi được khuyến khích nhất là: băm nhuyễn nhỏ tỏi, để yên trong 10 phút rồi sau đó ăn sống hoặc trộn vào thức ăn ấm để hấp thụ được nhiều allicin nhất.

Nếu không thích mùi hăng hăng của tỏi hoặc có dạ dày nhạy cảm, chúng ta cũng có thể chọn tỏi đen, tỏi lên men hoặc viên nang tỏi để chăm sóc sức khỏe rất tốt.
Mặc dù các loại tỏi này hầu như không chứa allicin, nhưng chúng vẫn chứa các sulfua lành mạnh khác như DATS và vẫn mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, nếu muốn ăn tỏi vì lý do sức khỏe, cách ăn đúng sẽ mang lại cho chúng ta thực sự hiệu quả; nhưng nếu chỉ muốn ăn vì hương vị thơm ngon của món ăn thì hãy ăn tỏi tươi ngon hơn.

Bình luận