Tin phát triển bền vững ngày 11/2/2025: Tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn

VOH - Dòng tiền nóng đặt cược vào nông sản nhiệt đới giữa biến đổi khí hậu

Đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới

Nhờ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ quỹ đất công nghiệp. Từ năm 2021-2030, có 31 địa phương quy hoạch phát triển thêm 221 KCN với tổng diện tích gần 73.000 ha, trong đó Quảng Ninh (16 KCN, 11.975 ha), Hải Phòng (20 KCN, 7.034 ha), Quảng Nam, Hưng Yên, Bắc Giang… là các điểm nóng.

Ngoài ra, 76 KCN tại 18 tỉnh thành sẽ được mở rộng, tổng diện tích hơn 30.600 ha, cùng 22 KCN tại 6 địa phương điều chỉnh quy hoạch.

Toàn bộ thông tin chi tiết sẽ có trong "Niên giám BĐS Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch đến 2030", dự kiến phát hành vào đầu quý 2/2025.

z5228659864076-bb95e79135df793643979a1f2e16a64f20250210101617

Tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn

Việt Nam đang trở thành thị trường tiềm năng trong ngành bán dẫn, thu hút nhiều tập đoàn lớn như Intel, Samsung, Hana Micron, Amkor… Nhờ sự phát triển từ sớm, đội ngũ kỹ sư thiết kế chip của Việt Nam ngày càng khẳng định năng lực, được săn đón tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nguồn nhân lực vẫn thiếu hụt nghiêm trọng, chỉ đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu.

Để giải quyết bài toán này, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030, với mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo tại 18 trường đại học, xây dựng phòng thí nghiệm, đào tạo chuyên sâu 1.300 giảng viên và đầu tư 4 phòng thí nghiệm dùng chung. Nhiều trường đại học lớn đã bắt đầu mở ngành vi mạch bán dẫn từ năm 2024.

Để hiện thực hóa cơ hội, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo, nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp – viện nghiên cứu – trường đại học nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán dẫn.

bd3-1714812759000553127335

Bộ Công Thương: Việc miễn, giảm phí trước bạ với ô tô chạy năng lượng sạch là cần thiết

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính đánh giá hiệu quả chính sách miễn lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin và xem xét mở rộng ưu đãi cho các loại xe sử dụng năng lượng sạch khác như HEV, PHEV, FCEV.

Hiện tại, theo Nghị định 10, ô tô điện chạy pin được miễn lệ phí trước bạ trong 3 năm đầu (1-3-2022 đến 28-2-2025) và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.

Bộ Tài chính đang xem xét hai phương án: giữ mức giảm 50% như hiện tại hoặc miễn 100% trong 2 năm còn lại (1-3-2025 đến 28-2-2027). Tuy nhiên, Bộ này nghiêng về phương án 1, tức tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết giai đoạn ưu đãi.

z6307582736858_9d5acc7d28608d25293cd1b55fa1c66e

Dòng tiền nóng đặt cược vào nông sản nhiệt đới giữa biến đổi khí hậu

Từ tháng 8/2024, giá cà phê, ca cao, cao su, dầu cọ tăng mạnh trên thị trường tương lai, chủ yếu do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến nguồn cung. Cà phê và ca cao tiếp tục là hai mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong năm thứ hai liên tiếp.

Biến đổi khí hậu với hạn hán nghiêm trọng ở Brazil, lũ lụt tại Tây Phi và Đông Nam Á đã tác động tiêu cực đến cây trồng, làm giảm năng suất và đẩy giá lên cao. Hệ thống khí hậu toàn cầu liên kết khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đồng thời đến nhiều khu vực sản xuất nông sản chủ chốt.

Dù giá cao có thể khuyến khích đầu tư vào sản xuất, nhưng nông dân nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển, chiếm phần lớn chuỗi cung ứng, lại khó tiếp cận tài chính và công nghệ thích ứng với khí hậu. Phần lớn lợi nhuận từ giá tăng thuộc về các doanh nghiệp chế biến và thương mại toàn cầu.

ca-phe-Brazil

Bình luận