Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bảng tính ngày rụng trứng cho chị em muốn tránh thai hoặc có thai

(VOH) – Hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ tuân theo 1 quy luật nhất định dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu muốn mang thai hoặc tránh thai các chị em nên biết về bảng tính ngày rụng trứng.

Mỗi tháng sẽ có một trứng trưởng thành dưới sự tác động của các hormone do nang trứng tiết ra, trứng trưởng thành sẽ rụng vào giữa chu kỳ kinh. Nếu sau khi rụng, trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung thì kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Nếu không thụ tinh, lớp lót trong tử cung bong ra tạo sẽ tạo thành kỳ kinh nguyệt.

1. Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào?

Khi nữ giới đến tuổi dậy thì, hiện tượng hành kinh chính là cột mốc quan trọng cho thấy nữ giới đã bắt đầu có khả năng sinh sản. Trong 2 – 3 năm đầu dậy thì, chức năng buồng trứng đã phát triển nhưng chưa thực sự hoàn thiện nên các bạn gái thường vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn. Sau đó, buồng trứng hoàn thiện dần và kinh nguyệt sẽ theo quy luật nhất định, từ đó hình thành chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp kéo dài đến 35 - 40 ngày.

bang-tinh-ngay-rung-trung-cho-chi-em-muon-tranh-thai-hoac-co-thai-voh

Chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo (Nguồn: Internet)

Để xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em phụ nữ nên quan sát khoảng 3 – 4 tháng và ghi nhận số ngày mà chu kỳ quay trở lại. Số ngày của một chu kỳ nên gần nhau hoặc xê dịch không quá nhiều, nếu không việc tính chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ rất khó chính xác.

2. Bảng tính ngày rụng trứng dễ hiểu cho phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng liên quan mật thiết với nhau. Để xác định ngày rụng trứng thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải lặp lại đều đặn, ổn định và cách đơn giản nhất để ước tính ngày rụng trứng đó là đếm ngược.

Trên lý thuyết, đầu tiên bạn cần phải xác định được chính xác ngày nào sẽ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, dựa vào số ngày mà chu kỳ lặp lại được theo dõi trước đây. Sau khi xác định được ngày hành kinh của chu kì tiếp theo, bạn chỉ cần đếm ngược lại 14 ngày, đó chính là ngày bạn sẽ rụng trứng trong chu kỳ này.

Hiểu theo một nguyên tắc đơn giản, bất kỳ phụ nữ nào, dù chu kỳ kéo dài bao lâu, sau khi rụng trứng 14 ngày đều sẽ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Từ đó, chúng ta áp dụng phương pháp tính ngược lại.

Ví dụ: Phụ nữ có chu kỳ 28 ngày, thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 (28 - 14=14); chị em có chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 18 (32 - 14=18), chị em có chu kỳ 20 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 6 (20 - 14=6).

Theo đó, bạn có thể dựa vào bảng tính ngày rụng trứng dưới đây để theo dõi ngày rụng trứng của người để có phương pháp tránh nếu chưa muốn mang thai hoặc quan hệ đúng thời điểm để tăng khả năng có tin vui.

Chu kỳ kinh nguyệt

Ngày rụng trứng

Thời gian dễ thụ thai

25

11

9 – 13

26

12

10 – 14

27

13

11 – 15

28

14

12 – 16

29

15

13 – 17

30

16

14 – 18

31

17

15 – 19

32

18

16 – 20

33

19

17 – 21

Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để người phụ nữ có thể xác định chính xác ngày hành kinh kế tiếp của mình. Đặc biệt, những trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì cách tính ngày rụng trứng này là hoàn toàn không có hiệu quả.

Do đó, thông thường bạn chỉ có thể xác định được khoảng thời gian có khả năng rụng trứng cao. Điều này có nghĩa là sau khi xác định ngày hành kinh của chu kỳ tiếp theo, bạn đếm ngược lại 12 ngày và sau đó đếm ngược tiếp 4 ngày nữa. Lúc này bạn sẽ xác định được 5 ngày có khả năng rụng trứng cao nhất.

3. Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai hoặc mang thai

3.1 Phương pháp tính lịch

Bước 1: Phụ nữ cần theo dõi ghi nhận lại các ngày trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất 6 tháng. Ngày đầu tiên ra kinh hàng tháng được tính là ngày thứ nhất. Việc làm này không chỉ giúp tránh thai hiệu quả mà còn kiểm tra sức khỏe sinh sản của bạn.

Bước 2: Sau đó áp dụng công thức tính ngày rụng trứng để từ đó chủ động trong việc mang thai hoặc tránh thai như sau:

Bảng tính ngày rụng trứng cho chị em muốn tránh thai hoặc có thai 2

Tính ngày rụng trứng bằng phương pháp tính lịch (Nguồn: Internet)

  • Lấy khoảng ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất trừ đi 18. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 26 ngày, thì lấy 26 - 18 = 8. Nghĩa là từ ngày thứ 8 trở đi khả năng có thể thụ thai là cao hơn.
  • Tương tự, lấy khoảng ngày dài nhất của chu kỳ kinh nguyệt trừ đi 11. Ví dụ, khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt dài nhất là 30 ngày, thì lấy 30 - 11 = 19 ngày. Vậy thời điểm dễ mang thai nhất sẽ là từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý: Nếu phụ nữ có trên 2 chu kỳ ngắn hơn hoặc kéo dài hơn như thế thì phương pháp tính này sẽ không hiệu quả.

3.2 Phương pháp ngày chuẩn

Phương pháp này chỉ áp dụng với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 26 - 32 ngày.

Theo đó, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt được tính là ngày thứ 1. Các ngày được xem là nguy hiểm, tránh giao hợp là từ ngày 8 - 19.

bang-tinh-ngay-rung-trung-cho-chi-em-muon-tranh-thai-hoac-co-thai-1-voh

Tính ngày rụng trứng bằng phương pháp ngày chuẩn (Nguồn: Internet)

4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều tính ngày rụng trứng bằng cách nào?

Những trường hợp phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, hay bị rối loạn không thể dự đoán ngày rụng trứng thông qua những cách tính ngày rụng trứng an toàn thì có thể dựa vào những thay đổi trong cơ thể để nhận biết. Vào ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể thường sẽ tăng cơ, vùng kín tiết dịch nhiều, cơ thể có ham muốn “chuyện chăn gối” nhiều hơn...

Hoặc bạn cũng có thể dùng que thử rụng trứng để theo dõi ngày rụng trứng của mình là ngày nào.

Nhìn chung nếu muốn tránh thai hoặc có ý định mang thai thì việc tìm hiểu và tính toán đúng thời điểm trứng rụng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bởi đó chính là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa của quá trình thụ tinh ở người người phụ nữ.

Bình luận