Tiêu điểm: Nhân Humanity

Làm sao để giảm bớt cơn đau dây chằng khi mang thai?

(VOH) – Đau dây chằng khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Vậy vì sao mẹ bầu lại bị đau dây chằng trong thai kỳ và có cách nào khắc phục tình trạng này hay không?

1. Tại sao phụ nữ mang thai lại bị đau dây chằng?

Đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, các dây chằng bao quanh tử cung của thai phụ trong vùng khung xung xương chậu. Tuy nhiên, một số trường hợp các cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên bụng của thai phụ.

Khi phụ nữ không mang thai, dây chằng hỗ trợ tử cung thường ngắn, kiên cố và linh hoạt. Nhưng lúc mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai... phần dây chằng của người mẹ sẽ mở rộng và phát triển (giãn ra, dày hơn và căng như một sợi dây cao su). Chính những thay đổi này khiến cho bà bầu bị đau dây chằng khi mang thai.

lam-sao-de-giam-bot-con-dau-day-chang-khi-mang-thai-voh

Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp khi mang thai (Nguồn: Internet)

Một số cử động khiến các cơn đau dây chằng khi mang thai phát sinh, bao gồm:

  • Đi bộ
  • Lăn qua lăn lại trên giường
  • Đứng lên nhanh chóng
  • Ho
  • Hắt xì
  • Cười nhiều
  • Một số chuyển động đột ngột khác.

Thông thường, thời điểm bà bầu bị đau dây chằng là vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ với những cơn đau nhẹ, ít và sẽ tăng dần mức độ đau ở 3 tháng cuối kỳ mang thai.

2. Làm sao để mẹ bầu bớt đau dây chằng khi mang thai?

Khi bị đau dây chằng biện pháp lý tưởng và an toàn nhất là thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Thai phụ nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối mềm hoặc chăn gấp mỏng dưới bụng (kê để đỡ bụng) và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau.

Ngoài ra, mẹ bầu bị đau dây chằng khi mang thai cũng có thể thực hiện một số mẹo nhỏ sau đây để làm giảm cường độ đau cũng như tần suất xuất hiện:

  • Thay đổi vị trí hoặc các tư thế một cách chậm rãi.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Sử dụng túi chườm nhiệt.
  • Dùng đai đeo bụng bầu.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tập yoga.

lam-sao-de-giam-bot-con-dau-day-chang-khi-mang-thai-1-voh

Nghỉ ngơi nhiều là cách giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau dây chằng khi mang thai (Nguồn: Internet)

Trong trường hợp đang làm việc lao động chân tay (trồng ngô, nấu cơm,…) mà bị đau dây chằng thì nên ngừng hoạt động ngay để xem có giảm đau hay không. Sau đó, nếu thấy giảm đau mới làm việc, không nên cố sức quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

Đối với thai phụ làm công việc ngồi nhiều như: thợ may, dệt vải,… thỉnh thoảng nên đứng lên đi bộ để giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn và giảm những cơn đau dây chằng.

Nếu các cơn đau dây chằng thường xuyên xuất hiện, mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ về một số bài tập nhẹ hoặc một số biện pháp để giảm bớt sự khó chịu này.

3. Nên gặp bác sĩ khi nào?

Thực tế, đau dây chằng không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến mức bác sĩ phải can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lưu ý các cơn đau tại khu vực bụng dưới và háng ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau dây chằng càng ngày càng tăng, xuất hiện nhiều nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương).
  • Đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống).
  • Đau bụng, kèm theo nước tiểu đục và có mùi hôi bất thường.
  • Chảy máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn.
  • Tiểu tiện đau hoặc rát…

Đây là những triệu chứng có thể đại diện cho đau vùng xương chậu, không liên quan đến tình trạng đau dây chằng khi mang thai.

Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác có thể xuất hiện ở khu vực này mà mẹ bầu cần phải quan tâm, đó là:

Bình luận