Chờ...

Những trường hợp trẻ bị đi tướt và cách chăm sóc tốt nhất

( VOH ) - Trẻ bị đi tướt khiến cho không ít bậc phụ huynh cảm thấy quan tâm và lo lắng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ đi tướt là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao mới là tốt nhất?

1. Trẻ bị đi tướt là gì ?

Trẻ bị đi tướt là tình trạng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Những trường hợp nặng, trẻ có thể đi tướt nhiều lần khiến nhiều mẹ hay nhầm tưởng trẻ bị tiêu chảy.

Khi trẻ đi tướt, mỗi ngày bé có thể đi từ 4 – 5 lần, tuy nhiên mọi hoạt động ăn uống đều vẫn diễn ra bình thường, bé không có hiện tượng sốt cao hay quấy khóc nhiều. Quan sát sẽ thấy phân có màu vàng ngả xanh, nhưng không có hiện tượng sống, nhầy và nhiều bọt như khi bị tiêu chảy.

tre-bi-di-tuot-voh-0
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đi tướt

2. Những nguyên nhân khiến trẻ bị đi tướt

  • Trẻ bị đi tướt thường diễn ra ở giai đoạn trẻ mọc răng, vì giai đoạn này trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn, một loại enzym sẽ được phóng thích, khi trẻ nuốt vào sẽ có hiện tượng phản ứng ngược lại và gây ra hiện tượng đi tướt ở trẻ.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dễ bị rối loạn và dẫn đến tình trạng bé bị đi tướt.
  • Mẹ pha sữa quá đặc, quá loãng hoặc không tiệt trùng bình, cốc để pha sữa cho trẻ, không đảm bảo vệ sinh thì cũng thể khiến trẻ đi tướt nhiều lần.
  • Bé ăn phải các loại thực phẩm không hợp vệ sinh, bị ôi thiêu, sống, không được chế biến cẩn thận. Hoặc mẹ cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu hay kết hợp các thực phẩm với nhau không phù hợp.
  • Do vi trùng, vi rút gây ra, chúng có thể từ những ổ ở họng, ở tai xuống gây bệnh ở ruột.
  • Thậm chí trẻ bị bệnh về đường ruột, đường tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém cũng có thể dẫn đến bị tướt.

3. Các trường hợp có thể khiến trẻ đi tướt

Theo những chia sẻ kinh nghiệm bé bị đi tướt từ các bác sĩ chuyên khoa thì việc bé bị đi tướt lâu ngày hoặc chỉ một vài ngày có thể xuất hiện do các trường hợp sau đây:

3.1 Trẻ đi tướt mọc răng

Khi bé mọc răng, bé phải dồn nhiều năng lượng vào việc mọc răng nên sức khỏe sẽ yếu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và bị tiêu chảy. Trong trường hợp này, nếu mẹ thấy bé bị đi tướt nhiều lần trong ngày, mẹ cần bù nước cho bé ngay lập tức. Nếu thấy bé có dấu hiệu mất nước hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để dược thăm khám ngay.

nhung-truong-hop-tre-bi-di-tuot-va-cach-cham-soc-tot-nhat-VOH

Bé trong giai đoạn mọc răng có thể gây ra tình trạng đi tướt nhiều lần (Nguồn: Internet)

3.2 Trẻ đi tướt lẫy

Các bé từ 2 đến 10 tháng tuổi bị đi tướt có nhiều nguyên nhân, trong đó trẻ bị đi tướt do biết lẫy, biết bò… cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy.

Nếu trẻ đi tướt lẫy, bò những vẫn ăn ngoan, ngủ ngon và lên cân đều thì các mẹ không cần phải lo lắng, bởi một số trường hợp trẻ bị đi tướt là do hệ tiêu hóa của bé chưa được ổn định.

Điều mẹ cần lưu ý lúc này chính là màu sắc và chất phân của bé. Những trẻ sơ sinh bị đi tướt lẫy bình thường phân sẽ có màu vàng và ít khi có mùi khẳm. Ở những bé sơ mới sinh một vài ngày đầu thì phân có thể lẫn màu đen của phân su.

Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên kiểm tra lại các dụng cụ đựng đồ ăn của con xem đã đảm bảo vệ sinh sinh chưa. Nếu tình trạng nhẹ, trẻ sẽ đi tướt vài ngày là hết. Nhưng nếu bệnh nặng các mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tránh kéo dài dẫn đến bị mất nước.

3.3 Trẻ đi tướt có nhầy

Do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh dễ khiến niêm mạc trong đường ruột của trẻ bị viêm, tiết quá nhiều chất nhầy nên khi trẻ đi ngoài sẽ có chất nhầy. Ngoài ra việc cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều lactose hay các loại hạt,... có thể sẽ gây ra hiện tượng đi ngoài có chất nhầy do có trẻ hấp thu kém lactose.

4. Trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi ?

Khi trẻ bị đi tướt các mẹ rất lo lắng không biết tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm, tùy vào nguyên nhân sẽ có cách trị khác nhau. Nếu trẻ đi tướt mọc răng thì tầm 1 - 2 ngày sau khi mọc răng sẽ khỏi nếu sức đề kháng của bé khỏe còn yếu thì khỏi lâu hơn tầm 3 - 4 ngày và sau khi khỏi bệnh thì bé vẫn phát triển bình thường.

Nhưng nếu bé bị đi tướt lâu ngày không khỏi và đi quá nhiều lần trong ngày thì ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị cho bé nhanh khỏi.

5. Cách chữa đi tướt ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị đi tướt lâu ngày các mẹ cần phải bù nước ngay cho bé vì nước rất quan trọng đối với trẻ (chiếm 80% cơ thể). Nếu cơ thể bé thiếu đi 500g nước bé sẽ dễ bị sụt cân, mệt mỏi, buồn ngủ, mặt tím tái.

Pha sữa đúng độ ẩm, tránh tình trạng sữa quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý nên pha sữa đúng liều lượng với loại sữa và độ tuổi của trẻ.

Rửa và tiệt trùng sạch sẽ các dụng cụ pha sữa bằng nước nóng trước khi cho bé sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

nhung-truong-hop-tre-bi-di-tuot-va-cach-cham-soc-tot-nhat-1-VOH

Rửa thật kĩ các dụng cụ cho bé uống sữa để đảm bảo vệ sinh (Nguồn: Internet)

Ngưng cho trẻ uống sữa trong vòng từ 1 – 2 ngày, cho trẻ uống nhiều đợt trong ngày bằng nước đường, nước cà rốt nấu, những chất muối khoáng dành cho trẻ em.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở chế độ ăn cho bé, nên cho bé ăn nhiều chất đạm, chất xơ và chất béo vì đây là những nhóm dinh dưỡng cần thiết cho việc bù lại phần dinh dưỡng đã mất.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé để tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Khi trẻ được  5 – 6 tháng trở đi, mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn chống tiêu chảy như: chuối nghiền, khoai,…

Các mẹ cũng có thể mua các loại men tiêu hóa về pha cho bé uống. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào các mẹ cũng cần nên có sự tư vấn từ bác sĩ.

6. Trẻ sơ sinh đi tướt mẹ nên ăn gì ?

Trẻ bị đi tướt có thể là trẻ sơ sinh và nếu trường hợp trẻ vẫn đang bú sữa mẹ thì bạn hãy tiếp tục cho trẻ bú bình thường. Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Các thực phẩm mẹ bầu nên ăn hàng ngày khi trẻ sơ sinh bị đi tướt như gạo, bánh mì, chuối, táo vì các món này ít béo, ít đạm, dễ tiêu hóa dành cho mẹ bầu.

Còn đối với trẻ đã chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì mẹ có thể chia thức ăn ra thành nhiều nhóm nhỏ cho trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Khi trẻ đi tướt cần chọn những thực phẩm như: chuối, gạo trắng, khoai lang, khoai tây, sữa chua, bánh mì, cà rốt… để làm giảm bớt tình trạng đi tướt ở bé. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc thường xuyên bởi có thể khiến bé bị táo bón.

Ngay khi phân đã bình thường trở lại, bạn nên tiếp tục chế độ cho bé ăn dặm phù hợp nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ được phát triển toàn diện.

7. Các loại thực phẩm cần kiêng cho trẻ khi trẻ bị đi tướt

  • Những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Những thực phẩm có mùi tanh: cá, ốc,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua.
  • Các loại trái cây như: đào, lê, mận, mơ,…

Trẻ bị đi tướt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó các mẹ cần lưu ý đến nguyên nhân khiến bé bị đi tướt để có hướng khắc phục phù hợp. Với những trường hợp nặng, các mẹ không nên chăm sóc tại nhà, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ được có phương pháp xử lý tốt nhất.

group-me-va-be-voh-nhung-ba-me-thong-thai-1
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái