Tiêu điểm: Nhân Humanity

Trẻ tiêm chủng muộn có sao không?

(VOH) – Tiêm vacxin luôn là biện pháp tốt nhất để giúp trẻ phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khiến ba mẹ không thể đưa bé đi tiêm ngừa đúng lịch. Vậy cho trẻ tiêm chủng muộn có sao không?

Vacxin là thành tựu nổi bật nhất của nhân loại trong thế kỷ XX. Nhờ có vacxin, hàng trăm triệu trẻ em trên khắp thế giới đã được phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, cũng như có hàng triệu trẻ đã được cứu sống khỏi các căn bệnh này, giúp làm giảm gánh nặng cho xã hội.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc phụ huynh đều ý thức được điều này, bằng chứng cho thấy có rất nhiều trẻ vẫn chưa được chủng ngừa vacxin đầy đủ hoặc bị trì hoãn việc tiêm vacxin, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị trì hoãn việc tiêm vacxin

Theo bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt (BV Nhi đồng TP) có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ không được tiêm ngừa vacxin đầy đủ, dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất:

tre-tiem-chung-muon-co-sao-khong-voh-0
Tiêm vacxin là cách tốt nhất để giúp trẻ có thể phòng, chống bệnh hiệu quả (Nguồn: Internet)

1.1 Lo ngại tác dụng phụ sau tiêm vacxin

Trẻ gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin mặc dù chỉ một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng nó lại trở thành tâm lý khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc tiêm vacxin cho trẻ. Nhưng lại không hề biết rằng, việc không đưa trẻ đi tiêm ngừa còn dẫn đến những hậu quả nguy hiểm hơn cả các phản ứng phụ mà vacxin mang lại.

Xem thêm: 7 phản ứng phụ thường gặp nhất khi tiêm vacxin cho bé, mẹ có thể nhận diện ngay

1.2 Lo ngại chất lượng của vacxin

Tâm lý chờ đợi tiêm vacxin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng dịch vụ, vì cho rằng chất lượng vacxin trong chương trình TCMR không đảm bảo. Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các loại vacxin có trong chương trình TCMR đều luôn được đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho trẻ.

1.3 Do thiên tai dịch bệnh

Trẻ không được tiêm vacxin đầy đủ có thể xuất phát từ các lý do “bất khả kháng” chẳng hạn như: thiên tai, dịch bệnh, trẻ bị bệnh hoặc hết vacxin vào thời điểm tiêm...

1.4 Quên lịch tiêm chủng của con

Quên lịch tiêm chủng của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ không được chủng ngừa đầy đủ.

Ngoài ra, một số đối tượng cần tiêm chủng vacxin nhưng vẫn chưa được thống kê, điều tra đầy đủ dẫn đến việc trẻ bị bỏ sót, không được đưa vào danh sách theo dõi tiêm chủng.

Xem thêm: 4 điều cha mẹ đừng quên làm trước khi cho trẻ đi tiêm phòng vacxin

2. Nguy hiểm từ việc trì hoãn vắc xin là gì?

Theo Cục Y tế dự phòng, các bậc cha mẹ nên thực hiện đầy đủ lịch chủng ngừa vacxin cho trẻ. Việc tiêm chủng vacxin cho trẻ sẽ giúp cơ thể bé tạo được miễn dịch để kháng lại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cho con người. Đồng thời, cơ thể cũng sẽ tạo được miễn dịch trong thời gian dài hoặc suốt đời.

tre-tiem-chung-muon-co-sao-khong-voh-1
Trì hoãn việc tiêm phòng sẽ khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh (Nguồn: Internet)

Việc không đưa trẻ đi tiêm ngừa vacxin đầy đủ hoặc không tiêm vacxin đúng thời điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh (virus, vi khuẩn) phát triển, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ lây nhiễm cao trong cộng đồng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ không nên trì hoãn lịch tiêm vacxin cho trẻ.

Trong trường hợp bất khả kháng như trẻ bị ốm, hoặc hết vacxin... khi đến lịch, thì ngay khi trẻ khỏe lại hoặc đã có vacxin, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tiêm chủng sớm nhất để được tư vấn và thực hiện tiếp việc tiêm vacxin cho trẻ.

3. Loại vacxin nào không được trì hoãn so với lịch tiêm chủng của trẻ?

BS Đặng Lê Như Nhiệt cho biết, có một số mũi tiêm vacxin mà các bậc phụ huynh cần lưu ý để có thể tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, bắt buộc đó là:

  • Vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh: Đây là loại vacxin vô cùng an toàn vì có tỷ lệ tai biến cực kỳ thấp
  • Vacxin ngừa bệnh lao cho trẻ sơ sinh: Nguyên nhân là do Việt Nam là một trong những nước “lưu hành” bệnh lao.
  • Vacxin ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Đây là những căn bệnh có biến chứng rất nặng nề và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.
  • Vacxin ngừa sởi: Lý do là vì sởi là một bệnh lý có tỷ lệ lây lan cực kỳ nhanh.
  • Vắc xin ngừa bệnh dại: Đây là loại vacxin không thể trì hoãn.

Như vậy, việc tiêm phòng vacxin đúng lịch sẽ giúp phát huy tối ưu hiệu quả của vacxin cũng như tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để có thể phòng, chống được rất nhiều bệnh lý trong những năm đầu đời.

Bình luận